"Thương mại điện tử ở nhiều địa phương Việt Nam còn rất kém"
Cập nhật: 25/09/2019
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/12
155 năm Đỗ Minh Đường: Hành trình tôn vinh giá trị Nam y Việt Nam
Việc hỗ trợ thương mại điện tử tại các địa phương của Việt Nam còn rất kém, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa.
Tại Hội thảo Các vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế số Việt Nam do Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức ngày 7/3 tại Hà Nội, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, trong thời gian qua, thương mại điện tử (TMĐT) tại các thành phố lớn ở Việt Nam khá phát triển, nhưng việc hỗ trợ TMĐT tại các địa phương còn rất kém, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa.
Một trong những trở ngại chính trong phát triển TMĐT tại những nơi này, theo ông Hải chính là vấn đề logistics kém phát triển. Trong khi TMĐT là công cụ giúp đưa hàng hóa, nông sản của nhiều địa phương đi xa hơn, đến các thị trường trong nước và thế giới, nhưng khi logistics và TMĐT chưa phát triển nên quá trình này đến nay còn rất nhiều hạn chế.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đề cập những chính sách phát triển KTS. |
Thông tin từ Cục Thương mại Điện tử cho thấy, Chương trình phát triển TMĐT Quốc gia giai đoạn 2014 – 2020 của Việt Nam đặt ra 7 mục tiêu chính, gồm xây dựng kết cấu hạ tầng TMĐT; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về TMĐT; đào tạo phát triển nguồn nhân lực TMĐT; phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT; Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng TMĐT; Hợp tác quốc tế về TMĐT và Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động phát triển TMĐT.
Nhìn nhận về quá trình triển khai Chương trình này cũng như quá trình hoàn thiện khung chính sách cho phát triển Kinh tế số (KTS) tại Việt Nam, ông Hải cho rằng, thời gian qua, những văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KTS đã có cơ sở khá đầy đủ.
“Cụ thể, sự hỗ trợ về pháp lý trong phát triển KTS của Việt Nam nằm trong số 78% các quốc gia trên thế giới có giao dịch điện tử. Việt Nam nằm trong số 38% quốc gia có chính sách bảo vệ người tiêu dùng; 45% quốc gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trong số 75% quốc gia có Luật An ninh mạng”, ông Hải nói.
Tuy nhiên, ông Hải cũng mong muốn, song song với kế hoạch phát triển tổng thể, cần hoàn thiện chính sách cho KTS cũng như quy mô của thị trường bằng cách thúc đẩy TMĐT tại các địa phương. Nhà nước cần tích cực tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ứng dụng TMĐT. Đây cũng chính là mục tiêu mà Cục TMĐT sẽ cải tiến trong Mục tiêu phát triển TMĐT giai đoạn sau năm 2020.
Ông Ousmane Dione - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá cao Chính phủ Việt Nam luôn hỗ trợ chính sách cho phát triển KTS. |
Tại Hội thảo, ông Ousmane Dione - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rẳng, chính sách của mỗi quốc gia chính là nhân tố quan trọng nhất, tạo thuận lợi nhất cho KTS phát triển. Thông qua việc tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho KTS, triển vọng cho phát triển KTS toàn cầu hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
“Chính phủ Việt Nam rất chú trọng tới các chính sách thúc đẩy các công nghệ đột phá cũng như nền KTS trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0./.
Từ khóa: kinh tế số, chính sách phát triển, thương mại điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt,
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN