Thương mại điện tử là phương thức kinh doanh mới và hiện đại để tiêu thụ quả vải
Cập nhật: 09/06/2021
Nhà hàng, quán ăn ở trung tâm thương mại chật kín khách chơi Tết
Lý giải “Sức hút Việt Nam” đối với các doanh nghiệp Nhật Bản
(VOV5) - Sản lượng vảicủa tỉnh Bắc Giangước đạt 180.000 tấn. Việc tiêu thụdiễn ra thuận lợi,đến ngày 07/06 đạt hơn 53.000 tấn ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ban tổ chức công bố Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn tại Nhật Bản - Ảnh: Báo Bắc Giang |
Ngày 08/06, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố và các bạn hàng quốc tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều năm 2021, với 29 điểm cầu trong nước và quốc tế.
Năm 2021, sản lượng vảicủa tỉnh Bắc Giangước đạt 180.000 tấn. Việc tiêu thụdiễn ra thuận lợi,đến ngày 07/06 đạt hơn 53.000 tấn ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Trước đó, tháng 03/2021, vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang trở thành sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Đến nay, vải thiều của tỉnh Bắc Giang đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào, Campuchia. Để đồng hành cùng địa phương tiêu thụ vải, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh thương mại điện tử là phương thức kinh doanh mới và hiện đại. ViệcBắc Giang chủ động áp dụng nền tảng công nghệ mới này trong tiêu thụ vải là hướng đi đúng,nhất là trong thời điểm dịch bệnh. Hiện gian hàng vải thiều của doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang được triển khai trên sàn thương mại điện tử Alibaba, cũng tạo ra một kênh xuất khẩu mới qua hình thức B2B sang thị trường Trung Quốc.
Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, hội nghị trực tuyến, tiêu thụ vải thiều, vải thiều Bắc Giang
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5