Thủ tướng: Nông nghiệp có thể trở thành “đòn bẩy” chiến lược
Cập nhật: 19/10/2019
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành công trình tái thiết khu dân cư Làng Nủ
Bộ đội Cụ Hồ - Điểm tựa vững chắc cho người dân biên giới Điện Biên
VOV.VN - Thủ tướng cho rằng các yếu tố công nghệ mang tính quyết định đến sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Sáng 11/2, tại Ninh Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm mô hình chế biến năng suất xuất khẩu của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, chứng kiến lễ xuất khẩu những chuyến hàng rau quả đầu tiên sang thị trường Nhật Bản của Công ty.
Đánh giá cao Công ty đã sớm trở lại sản xuất ngay sau nghỉ Tết, Thủ tướng đề nghị các đơn vị trong cả nước bắt tay ngay vào sản xuất, đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần thực hiện nhiệm vụ quý I và cả năm 2019 của cả nước.
Thủ tướng cũng thăm vùng nguyên liệu của Cty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, thăm hỏi, động viên công nhân công ty làm việc trên cánh đồng. Với diện tích canh tác hơn 4.500 hecta, Công ty đã thâm canh nhiều loại rau quả nhiệt đới như dứa, cam quýt, đu đủ, vải nhãn, na, ớt, lạc tiên…
Thủ tướng động viên, thăm hỏi nông dân, người lao động tại nông trường. |
Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao hiện tiền thân là Nông trường Đồng Giao, thành lập năm 1955.
Nói chuyện với cán bộ, nhân viên công ty, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Công ty đã chuyển đổi thành công từ mô hình nông trường đã chuyển đổi sang công ty cổ phần, huy động nguồn lực xã hội để phát triển. Cùng với đó là áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển sản xuất kinh doanh, từ khâu trồng trọt đến chế biến. Thực hiện tốt việc liên kết với các hộ kinh tế, liên kết với các tỉnh, thành cả nước để phát triển các sản phẩm là thế mạnh nông nghiệp nước ta, trong đó có Tây nguyên. Thủ tướng đánh giá cao Công ty sẽ khánh thành một nhà máy chế biến quy mô lớn tại tỉnh Gia Lai.
Bên cạnh đó, Công ty đã thực hiện tích tụ ruộng đất theo mô hình mới thành công, quyền của người nông dân được đảm bảo, quyền quản lý, sử dụng đất có hiệu quả trên phạm vi nhiều địa phương.
Tại buổi nói chuyện, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp Việt Nam đối với vấn đề kinh tế, xã hội nước ta. Với 57,3 triệu ha đất nông nghiệp của nước ta, Thủ tướng cho rằng, nếu đạt giá trị sản xuất 250 triệu đồng/ha như tại Công ty Đồng Giao thì sẽ có gần 300 tỷ USD. Còn nếu đạt giá trị 500 triệu đồng/ha thì giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước có thể đạt tới 600 tỷ USD.
Từ cách tính đó, Thủ tướng cho rằng, cùng với kinh tế số, nông nghiệp nước ta hoàn toàn có thể trở thành “đòn bẩy” chiến lược để đưa Việt Nam hoàn thành mục tiêu kép: trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao trước năm 2035 và một xã hội công bằng, bình đẳng, giàu bản sắc văn hóa, bền vững về môi trường sống ở nông nghiệp nông thôn.
Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn là chủ trương lớn, có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới sự ổn định chính trị, kinh tế; là nền tảng quan trọng của xã hội, tác động sâu sắc đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì thế, định hướng chiến lược cần được thể hiện đầy đủ, rõ ràng và tương xứng với các nội dung chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào năm 2021. Với cương vị là Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội của Đại hội, Thủ tướng cho biết sẽ quan tâm chỉ đạo, xây dựng nội dung nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thủ tướng dự Lễ xuất những chuyến hàng rau quả đầu tiên sang Nhật Bản trong năm Kỷ Hợi 2019. |
Nhấn mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam dù cao nhưng chủ yếu vẫn là xuất thô, hàm lượng chế biến thấp, Thủ tướng cho rằng, đây là điểm yếu nhưng cũng là cơ hội để nâng tầm nông sản Việt Nam: "Tại sao (Công ty) Đồng Giao lại chế biến sâu và xuất khẩu ổn định và giá trị gia tăng tốt, chính là nhờ chế biến. Bài học rút ra là từ nông nghiệp sang công nghiệp chế biến là bài toán tất cả chúng ta phải suy nghĩ để phát triển nông nghiệp Việt Nam. Cho nên nông nghiệp luôn là lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn của Việt Nam. Chính vì vậy cần phát triển nông nghiệp bền vững, khôi phục lại hệ sinh thái cho nông nghiệp Việt Nam, nguồn nước, hệ dinh dưỡng, đất đai, thổ nhưỡng. Và đặc biệt nông nghiệp Việt Nam gắn liền với công nghiệp chế biến sâu, công nghệ hiện đại".
Muốn có năng suất nông nghiệp cao, Thủ tướng cho rằng, nông nghiệp Việt Nam phải áp dụng 5 xu hướng lớn về công nghệ mang tính quyết định.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Tôi đề nghị ngành nông nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao phải áp dụng mạnh mẽ, đó là: một là công nghệ cảm biến, hai là ro bot tự động hóa, máy bay không người lái; ba là dữ liệu lớn, điện toán đám mây thứ 4 là công nghệ in 3D; thứ 5 là internet vạn vận. Nông nghiệp Việt Nam phải hướng vào hướng này. Tôi đề nghị nông nghiệp Việt Nam phải đi hướng công nghệ và hiện đại".
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, nông nghiệp công nghệ cao không chỉ là công nghệ canh tác, chế biến sản phẩm mà còn là công nghệ quản trị để nâng cao hiệu quả.
Vui mừng chứng kiến nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, Thủ tướng giao các bộ, ngành đề xuất nhiều chính sách cởi trói và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đi sâu vào chế biến, không chỉ đảm bảo cho người tiêu dùng Việt Nam mà còn có thị trường xuất khẩu lớn, đa dạng./.
Thủ tướng: Ngân hàng Chính sách Xã hội phải cải cách, đổi mới
Từ khóa: Thủ tướng, phát triển nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, tập đoàn kinh tế, Tết Nguyên đán
Thể loại: Nội chính
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN