“Thời kỳ hoàng kim” của siêu tàu sân bay Mỹ sắp chấm dứt?

Cập nhật: 17/03/2020

VOV.VN - Hải quân Mỹ có thể tìm kiếm loại tàu sân bay cỡ nhỏ hơn với giá thành phải chăng hơn để thay thế cho các siêu tàu sân bay lớp Ford.

Hải quân Mỹ có thể giới hạn việc sản xuất tàu sân bay lớp Gerald R. Ford xuống chỉ còn 4 chiếc, đồng thời tìm kiếm loại tàu sân bay cỡ nhỏ hơn với giá thành phải chăng để thay thế chúng vào những năm 2030.

"thoi ky hoang kim" cua sieu tau san bay my sap cham dut?  hinh 1
Tàu sân bay USS Ford trong qua trình đi biển thử nghiệm. Ảnh: Popular Mechanics.

Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều loại vũ khí chống tàu sân bay nguy hiểm do các đối thủ của Mỹ phát triển, cùng với đó là chi phí gia tăng và các vấn đề phát sinh trong việc phát triển tàu sân bay lớp Ford.

Nhược điểm của tàu sân bay lớp Ford

Quyền Bộ trưởng Hải quân MỹThomasB.Modlygần đây đã hoài nghi về tương lai của tàu sân bay lớp Ford, nói rằng ông không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

“Tôi không biết liệu chúng tôi sẽ mua thêm tàu sân bay loại này hay không. Chúng tôi cũng đang nghĩ tới những loại tàu sân bay khác. Chúng tôi vẫn có thời gian, từ nay đến năm 2026, 2027 trước khi đưa ra quyết định chính thức về việc sẽ lựa chọn loại tàu sân bay nào”.

Tàu sân bay lớp Ford là một trong số những tàu sân bay lớn nhất từng được chế tạo. Ban đầu được thiết kế để thay thế các tàu sân bay lớp USS Enterprise và Nimitz đã già cỗi. Tàu được tích hợp một loạt công nghệ mới, bao gồm hệ thống máy phóng điện từ mới để đưa máy bay lên không trung, hệ thốngđiều hành bay trên boong tàu sân bay có tên gọiAdvanced Arresting Gear(AAG), một radar mới và thang máy nâng hạ vũ khí. Hải quân Mỹ cũng cam kết rằng, loại tàu sẽ có khả năng mang nhiều loại máy bay với thời gian hoạt động trên biển lâu hơn và cần ít thủy thủ đoàn hơn, đồng thời tiết kiệm đáng kể chi phí trong suốt vòng đời của con tàu.

Thật không may, USS Ford đã gặp phải một loạt vấn đề. Hệ thống phóng và thu hồi máy bay gặp trục trặc đòi hỏi cần phải xử lý. Hầu hết hệ thống thang máy nâng hạ vũ khí không làm việc. Việc cắt giảm số lượng thành viên trong thủy thủ đoàn và tiết kiệm chi phí cũng không theo cách mà hải quân mong muốn. Điều này làm dấy lên câu hỏi: liệu việc phát triển một con tàu hoàn toàn mới với công nghệ mới, chưa từng được thử nghiệm có đáng thực hiện hay không?

Ngoài vấn đề kỹ thuật và công nghệ, tàu sân bay lớp Ford cũng phải đối mặt với hai vấn đề khác đó là chi phí và các loại vũ khí chống hạm. Ngân sách đóng tàu của lực lượng Hải quân về cơ bản là không thay đổi, bất chấp việc Tổng thống Trump nói rằng sẽ “xây dựng lại lực lượng Hải quân”.

Nhiều khả năng ngân sách sẽ không gia tăng. Trong khi đó, Hải quân Mỹ đã cam kết gia tăng quy mô hạm đội từ 296 đến 350 tàu cho đến năm 2030 và tài trợ đầy đủ cho chương trình phát triển tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Columbia mới, với tổng kinh phí 109 tỷ USD. Điều này đưa tàu sân bay trở thành mặt hàng đắt đỏ nhất của Hải quân Mỹ, đặt ra sức ép lớn với ngân sách của lực lượng này.

Vấn đề tiếp theo là việc gia tăng mức độ sát thương của vũ khí chống tàu sân bay do đối phương sản xuất. Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc – được mệnh danh “sát thủ tàu sân bay” và vũ khí siêu thanh Kinzhal của Nga có thể gây hư hại nghiêm trọng, thậm chí đánh chìm 1 tàu sân bay.

Một cuộc tấn công bằng những vũ khí này có thể loại bỏ 1 trong số 11 tàu sân bay trong lực lượng chiến đấu của Hải quân Mỹ, sát hại gần 5.000 binh sỹ và phá hủy gần 80 máy bay.

Video: Tàu sân bay Gerald R. Ford thử nghiệm hệ thống máy phóng điện từ. Nguồn: Youtube.

Cải biến tàu đổ bộ thành tàu sân bay cỡ nhỏ

Hải quân Mỹ thích sở hữu những tàu sân bay cỡ lớn. Tàu sân bay càng lớn thì số lượng máy bay chúng mang theo càng nhiều và cùng lúc nó có thể phóng và thu hồi nhiều máy bay hơn. Nhưng điều quan trọng nhất đối với việc sở hữu tàu sân bay là phải đủ khả năng chi trả cho chúng. Xét về mặt này, hải quân Mỹ có thể “đầu hàng” trước chi phí cực lớn dành cho tàu sân bay.

Một lựa chọn khác cho Hải quân là bắt tay vào chế tạo các tàu sân bay nhỏ hơn dựa trên tàu tấn công đổ bộ lớp America. Tàu lớp America có thể chứa được 20 tiêm kích F-35B, phiên bản cất cánh và hạ cánh thẳng đứng của F-35, nhưng thiếu hệ thống máy phóng điện từ và hệ thống điều hành bay AAG để vận hành các loại máy bay khác, trong đó có tiêm kích F/A-18E/FSuper Hornet, máy baytác chiến điện tửEA-18G Growler, máy bay trinh sát và cảnh báo sớm E-2D Hawkeye và Máy baytiếp dầu không người láiMQ-25A Stingray.

Điều đáng lưu ý là tàu tấn công đổ bộ USS America ban đầu có giá thành 3,4 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với 1 tàu sân bay lớp Ford với giá 13 tỷ USD. Ngay cả khi tàu tấn công đổ bộ USS America được cải biến để trở thành tàu sân bay với chi phí cao hơn 50% thì con số này vẫn thấp hơn một nửa so với tàu sân bay lớp Ford. Và như vậy hải quân Mỹ vẫn có đủ khả năng sở hữu 2 chiếc tàu sân bay lớp American và 1 chiếc lớp Ford.

Song cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc sở hữu những tàu sân bay lớn vẫn tốt hơn, vì vậy trong điều kiện ngân sách cho phép, Hải quân có thể tiếp tục đóng các loại tàu sân bay lớp Ford sau USS Doris Miller. Nhưng nếu ngân sách hạn hẹp, họ có thể chế tạo những loại tàu sân bay nhỏ hơn và điều này có khả năng dẫn tới việc chấm dứt kỷ nguyên siêu tàu sân bay nói trên. Hiện Hải quân Mỹ đang sở hữu 4 tàu sân bay lớp Ford gồm Gerald R. Ford,John F. Kennedy,Enterprise, và Doris Miller./.

Từ khóa: tàu sân bay Mỹ, siêu tàu sân bay, tàu sân bay lớp Ford, hải quân Mỹ

Thể loại: Tin tức sự kiện

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập