Thoát nghèo bền vững: Cách làm ở 1 huyện miền núi của Thanh Hóa
Cập nhật: 25/09/2019
Liên kết tạo đầu ra bền vững cho nông sản miền núi tỉnh Khánh Hòa (27/11/2024)
Ngư dân-"cột mốc sống" trong bảo vệ chủ quyền biển đảo (26/11/2024)
VOV.VN - Từng là vùng đất nghèo khó, huyện Như Xuân đã bứt lên trở thành điểm sáng đầy tiềm năng trong chiến lược phát triển khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Không chỉ thoát khỏi huyện nghèo 30A, Như Xuân giờ đây còn được ví như bàn đạp có vai trò trung chuyển, cầu nối giữa khu vực đồng bằng, ven biển với trung du và miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa.
Dù có đất, có sức người, có ý chí vươn lên nhưng hàng chục năm qua, từ đời này sang đời khác, người dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vẫn không có đủ cái ăn.
Một góc thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân hôm nay. |
Ông Lê Văn Tình ở thôn Đông, xã Xuân Hòa cho biết, từ khi có các chính sách của Nhà nước hỗ trợ các chương trình giảm nghèo cho huyện, gia đình đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trang trại tổng hợp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi và trồng rừng phát triển kinh tế… Từ một hộ nghèo đến nay, gia đình đã thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.
“Cấp ủy chi bộ chỉ đạo về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các gia đình có trang trại, chăn nuôi, trồng cây ăn quả thì tận dụng đất đai, bà con nhân dân phát huy tinh thần xóa đói giảm nghèo bền vững từng bước được nâng lên rõ rệt, về xóa đói giảm nghèo nhìn chung”, ông Lê Văn Tình bày tỏ.
Ở miền biên viễn Như Xuân những hộ bứt lên như gia đình ông Tình không ít, đáng nói hơn họ là những hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số.Lấy người dân làm chủ thể, phát triển kinh tế làm mục tiêu, hàng chục, hàng trăm tỷ đồng tiền hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu của nhà nước của tỉnh được đưa ra bàn bạc, cân nhắc trong rất nhiều cuộc họp của Thường vụ, Đảng bộ và các ngành…
Với quan điểm xuyên suốt, người dân phải được thụ hưởng tối đa từ các chương trình phát triển kinh tế, các tổ chức Đảng từ huyện đến cơ sở phải chịu trách nhiệm định hướng, mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, nêu cao vai trò, trách nhiệm trước quần chúng.
Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, các tổ chức đoàn thể phải phát huy được tính tiền phong, sáng tạo để giúp đỡ hội viên, nói đi đôi với làm, chỉ sau 3 năm từ 2016 đến nay, hơn 50 mô hình phát triển sản xuất, giảm nghèo được hình thành với trên 2.000 hội viên tham gia, tiêu biểu như các mô hình nuôi trâu, bò, lợn cỏ sinh sản, lợn rừng, gà ri lai thương phẩm; nuôi cá lồng; trồng cam V2, bưởi Diễn, bí xanh, nghệ ruột đỏ, hoa...
Ông Lương Anh Lợi, thôn Chuối, xã Xuân Quỳ chia sẻ: “Đối với chương trình xóa đói giảm nghèo, đây là chương trình đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Sau khi rà soát đúng đối tượng, được sự hỗ trợ về trâu bò sinh sản, các hộ gia đình thực hiện tốt, từ đó các hộ gia đình cố gắng vươn lên từ hỗ trợ của nhà nước, nhiều hộ xóa đói giảm nghèo bền vững”.
Ông Dương Văn Mạnh, Bí thư Huyện ủy Như Xuân. |
Với diện tích tự nhiên 70.000 ha, đem ra chia cho đầu người thì bình quân mỗi khẩu/1 héc ta, 1 lợi thế không phải ở đâu cũng có được. Nhưng để phát huy được tiềm năng này thì phải loại bỏ cách làm manh mún, nhỏ lẻ đã tồn tại hàng chục năm nay của bà con nơi đây. Chủ trương “Cải tạo vườn tạp”được thực hiện quyết liệt trong toàn dân như một cuộc khai phá mới.
Sau 8 năm thực hiện, hàng trăm ha vườn tạp được cải tạo và đưavào trồng nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: cam, bưởi… đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Dương Văn Mạnh, Bí thư Huyện ủy Như Xuân khẳng định: “Chương trình giảm nghèo nhanh bền vững đảm bảo an sinh luôn được sự quan tâm của Đảng bộ huyện, coi là nhiệm vụ chính trị hàng đầu thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả. Huyện đã tận dụng tìm năng lợi thế của huyện và đất đai, nguồn lao động, chuyển đổi tái cơ cấu ngành nông nghiệp…
Tỷ lệ giảm nghèo nhanh, từ 37% năm 2015 xuống còn 14% năm 2018, bình quân 7,98%/năm. Ngày 7/3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định”.
Như Xuân đã thoát khỏi huyện nghèo 30A, nhưng phía sau thành tựu đó là hướng đi bền vững, với một đường lối, chủ trương nhất quán, lấy vai trò chỉ đạo của các tổ chức đảng làm định hướng, các tổ chức đoàn thể xã hội vào làm trọng tâm, người dân là chủ thể…sự đổi thay ở huyện miền núi này là điều dễ hiểu và rất cần được phổ biến nhân rộng tới các địa phương trong toàn tỉnh tạo động lực phát triển cho tỉnh Thanh Hóa./.
Nan giải bài toán giảm nghèo vì tình trạng di dân phức tạp ở Đăk Nông
Đảng Cộng sản Trung Quốc và áp lực xóa đói giảm nghèo
Từ khóa: thoát nghèo bền vững, xóa đói giảm nghèo, huyện miền núi Như Xuân
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN