Thế giới 24: Nhà Clinton cùng xuất hiện tại Đại hội đảng Dân chủ
Cập nhật: 19/08/2020
Hàng nghìn người ở Australia xuống đường tuần hành ủng hộ Palestine
Lệnh ngừng bắn trên dải Gaza có hiệu lực sau gần 3 giờ trì hoãn
VOV.VN - Việc cựu Tổng thống Bill Clinton trực tiếp phát biểu tại Đại hội đảng Dân chủ được coi là cú hích tinh thần quan trọng đối với bà Hillary.
1. Trong bài phát biểu ngày 27/7 (theo giờ Việt Nam) của mình, cựu Tổng thống Bill Clinton đã gọi bà Hillary Clinton là người bạn tốt nhất của ông, và nhấn mạnh những lý do tại sao bà Hillary là người phù hợp để dẫn dắt nước Mỹ trong thời gian tới.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đăng đàn phát biểu về vợ mình, bà Hillary Clinton tại Đại hội đảng Dân chủ. Ảnh AP
Ông Clinton cũng không quên dành những lời “nồng ấm” dành cho vợ mình và gợi lại những kỷ niệm khi họ lần đầu gặp nhau tại khoa Luật Đại học Yale năm 1971. Cựu Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ hy vọng, bà Hillary sẽ chẳng bao giờ hối hận khi đã kết hôn cùng ông.
Trước đó, cùng ngày, Cựu Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary đã chính thức trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới, trở thành nữ ứng viên đầu tiên giành tấm vé ứng cử viên của một đảng lớn tại Mỹ ra tranh cử tổng thống.
Tại Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ, các đại biểu của bang Nam Dakota đã dành cho bà Hillary Clionton15 phiếu ủng hộ, bảo đảm cho bà có đủ 2.383 phiếu cần thiết để trở thành ứng cử viên của đảng này.
Bà Clinton chính thức trở thành ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ
2. Quan điểm của Mỹ về việc dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen sẽ quyết định tương lai của quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đưa ra và được đăng tải trên trang mạng của kênh truyền hình Arab Al Jazeera ngày 26/7.
Việc dẫn độ giáo sĩ Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ đang gây chia rẽ quan hệ Mỹ-Thổ. Ảnh Reuters |
Ngoại trưởng Cavusoglu nhắc lại lời kêu gọi Mỹ dẫn độ giáo sỹ Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ quy án. Theo ông Cavusoglu, bất cứ sự ủng hộ nào dành cho giáo sỹ Gulen, cũng như tổ chức của nhân vật này đều không phù hợp với tinh thần hợp tác giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà ngoại giao này cho biết thêm, thông tin từ nhiều cơ quan chức năng của Thổ Nhĩ Kỳ đều cho thấy tổ chức của ông Gulen đã sắp đặt cuộc đảo chính ngày 15/7 vừa qua. Giáo sỹ Gulen đã lên án cuộc đảo chính này và bác bỏ mọi cáo buộc liên quan.
Cùng ngày, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binaly Yildirim cũng bày tỏ “sự thất vọng” với cách Mỹ xử lý yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về vụ việc nêu trên.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây, Nga và Syria hậu đảo chính
3. Tổng thống Hollande ngày 26/7 nhấn mạnh, cuộc chiến chống IS cả ở trong nước và nước ngoài sẽ là một cuộc chiến kéo dài và Pháp sẽ chiến đấu bằng mọi cách.
Tổng thống Pháp nói: “Chính phủ Pháp đang và sẽ áp dụng luật pháp với sự kiên quyết nhất để hỗ trợ hệ thống tư pháp, lực lượng cảnh sát và các đơn vị tình báo khả năng hành động khi Pháp kéo dài tình trạng khẩn cấp. Với sự kiên trì chúng ta sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến này.
Tổng thống Pháp Hollade nhấn mạnh quyết tâm chống IS sau 2 vụ tấn công khủng bố liên tiếp diễn ra trên đất Pháp. Ảnh DPA |
Tôi phải thừa nhận rằng chống khủng bố sẽ là một cuộc chiến lâu dài. Sự đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh của chúng ta và tôi cam kết với các bạn rằng chúng ta sẽ chiến thắng”.
Trước đó, Tổng thống Pháp đã có mặt tại tại nhà thờ thị trấn Saint-Etienne-du-Rouvray ở vùng Normandy, nơi xảy ra vụ bắt cóc 5 con tin, trong đó một vị linh mục 84 tuổi đã bị giết hại. Đây là vụ việc mới nhất trong làn sóng bạo lực liên quan đến Hồi giáo cực đoan tại Pháp.
Trong vụ việc nói trên, 2 người đàn ông mang theo dao đã tấn công nhà thờ tại Saint-Etienne. Cảnh sát Pháp sau đó đã tiêu diệt 2 tên này, đồng thời cho biết chúng có liên hệ với tổ chức khủng bố IS.
Kẻ tấn công nhà thờ Saint Etienne đang trong thời gian quản thúc
4. Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura cho biết, ông sẽ triệu tập một vòng đàm phán hòa bình mới cho Syria vào cuối tháng 8 tới.
Đây là nỗ lực mới nhất nhằm nhanh chóng chấm dứt 5 năm xung đột tại Syria trong bối cảnh bạo lực bùng phát tại một số khu vực của quốc gia Trung Đông này, đặc biệt là tại các vùng xung quanh Aleppo, khiến thỏa thuận ngừng bắn giữa các bên đang bị đe dọa.
Một cuộc đàm phán về hòa bình tại Syria. Ảnh AP |
Phát biểu trong buổi họp báo sau cuộc gặp với Đặc phái viên Mỹ về Syria Michael Ratney và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov, ông Mistura khẳng định, việc nối lại hòa đàm Syria sẽ là cơ hội để thực thi các bước đi thực tế và đáng tin cậy theo hướng chuyển giao chính trị.
Ông Mistura không nêu thời gian cụ thể cho vòng hòa đàm mới này, song cho biết,Nga và Mỹ, những nước đề xuất kế hoạch hòa bình Syria, cần có những hành động tích cực hơn trong những ngày tới: “Tôi xin thông báo rõ ràng kế hoạch tổ chức vòng hòa đàm thứ 3 cho Syria vào cuối tháng 8 tới.
Chúng ta cần xây dựng một bầu không khí phù hợp cho tất cả các bên tại Syria và cho cuộc hòa đàm mới. Không có điều kiện tiên quyết để đàm phán, nhưng tất cả chúng ta đều hiểu và nhất trí rằng nếu các điều kiện này được thực thi thì chúng sẽ mang đến những tác động tích cực và mạnh mẽ cho vòng đàm phán”.
Nga và Mỹ đối thoại về các biện pháp an toàn bay tại Syria
5. Ủy ban Bầu cử Quốc gia Venezuela dự kiến sẽ xác minh 200.000 chữ ký do phe đối lập đệ trình yêu cầu trưng cầu ý dân phế truất Tổng thống Maduro.
Nếu những chữ ký này được Ủy ban Bầu cử Quốc gia Venezuela công nhận, tiến trình trưng cầu ý dân phế truất ông Maduro bước qua giai đoạn mới, theo đó phe đối lập phải thu thập đủ 4 triệu chữ ký, tương đương với 10% số cử tri trên toàn quốc để tiến hành cuộc trưng cầu ý dân.
Tổng thống Maduro đang đối mặt với nguy cơ bị phế truất. Ảnh AP |
Sau khi phe đối lập thu thập đủ chữ ký, Ủy ban Bầu cử quốc gia Venezuela sẽ tiến hành xác minh số chữ ký này một lần nữa. Nếu số chữ ký trên được xác thực, Ủy ban sẽ định ngày tổ chức trưng cầu ý dân phế truất ông Maduro.
Ông Torrealba, một lãnh đạo thuộc liên minh Bàn Đoàn kết Dân chủ (MUD) của phe đối lập, cho rằng, cuộc trưng cầu ý dân là một hướng rẽ cho đất nước: “Cuộc trưng cầu ý dân là một sự thay đổi chính trị. Chúng ta phải tạo dựng lại tương lai cho đất nước. Chúng ta phải phục hồi lại nền chính trị, tái ổn định kinh tế và xây dựng lại xã hội”.
Tuy nhiên, nếu cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức vào năm2017, sẽ không diễn ra một cuộc tổng tuyển cử để chọn Tổng thống mới mà Phó Tổng thống Venezuela sẽ thay ông Maduro làm Tổng thống nước này.
Phe đối lập Venezuela nhiều lần cáo buộc Chính phủ và Ủy ban Bầu cử đang cố tình "câu giờ" để cuộc trưng cầu ý dân phải tới năm 2017 mới có thể tổ chức được, đồng nghĩa với việc giúp đảng của ông Maduro duy trì quyền lực tại Venezuela ít nhất thêm 2 năm nữa./.
Từ khóa:
Thể loại: Thế giới
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN