Thấy gì từ xu thế “ảo hóa” thị trường?
Cập nhật: 25/09/2019
VOV.VN - Công nghệ VR và AR đang ngày một phát triển và trở thành công cụ chính trong hoạt động kinh tế, thương mại của các doanh nghiệp.
Thực tế ảo(VR), là thuật ngữ miêu tả một môi trường mô phỏng bằng máy tính, hình ảnh hiển thị trên màn hình thông qua kính nhìn ba chiều, cùng với các giác quan khác như âm thanh hay xúc giác... Thực tế ảo tăng cường (AR) là cụm từmô tả trạng thái vật lý xung quanh con người và được chèn thêm các chi tiết ảo nhờ vào smartphone, máy tính hay các thiết bị điện tử khác. Công nghệ mới này đang nhanh chóng đi sâu vào đời sống xã hội, khiến cho thị trường “ảo hóa” trở thành một xu thế, mà con người đặc biệt quan tâm.
Nhìn từ công nghệ VR và AR...
Chiếc kính thực tế ảo (VR) đầu tiên được phát triển vào những năm 1960 của thế kỷ trước, do Ivann Sutherland tạo ra để trang bị cho quân đội. Và đến những năm 1990 được định hình rõ nét hơn và phát triển mạnh mẽ trong mấy năm gần đây, nhất là ở các nước Mỹ, châu Âu và một số nước khác trên thế giới.
Thực tế ảo(VR), là thuật ngữ miêu tả một môi trường mô phỏng bằng máy tính, hình ảnh hiển thị trên màn hình thông qua kính nhìn ba chiều, cùng với các giác quan khác như âm thanh hay xúc giác... |
Ngày nay, VR đã và đang trở thành công nghệ mũi nhọn nhờ khả năng ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là tiềm năng kinh tế, thị trường và tính lưỡng dụng cao (hàng dân dụng và quân dụng).
VR là một hệ thống mô phỏng trong đó đồ họa máy tính được sử dụng để tạo ra một thế giới “như thật”. Thế giới “nhân tạo” này lại phản ứng, thay đổi theo ý muốn (tín hiệu vào) của người sử dụng (nhờ hành động, lời nói,..). Đặc tính quan trọng nhất của VR là tương tác thời gian thực. Tức là khả năng nhận biết thế giới thực gần trùng khít với thế giới ảo, thậm chí AR còn phong phú hơn.
Hệ thống VR gồm có các thành phần chủ yếu như: Phần mềm (SW), phần cứng (HW), mạng liên kết, người dùng, và các ứng dụng. Trong đó, phần mềm, cứng và các ứng dụng là quan trọng nhất. Ngay từ năm 2011, Bộ Tài chính Việt Nam đã cho thử nghiệm công nghệ “ảo hóa” máy chủ để nâng cao hiệu quả của hệ thống máy chủ của Ngành.
Theo giới quan sát, năm 2019 công nghệ VR được xác định 4 hướng phát triển ứng dụng chủ yếu: (1) Giáo dục, (2) đào tạo, (3) du lịch, (4) quảng cáo và bán hàng. Trong đó hơn 50% ứng dụng dành cho lĩnh vực thị trường. Điều đó cho thấy công nghệ VR và AR đã có chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế số, trong thời đại Công nghiệp 4.0.
Đến tính phổ biến trong ứng dụng...
Tại các nước phát triển và đang phát triển,công nghệ VRđược ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó ấn tượng nhất là thị trường. Từ maketin đến nghiên cứu khoa học, thương mại điện tử, du lịch, bất động sản...
Công nghệ VR và AR đang trở thành công cụ chính trong hoạt động kinh tế, thương mại của các doanh nghiệp. Theo đó, người tiêu dùng mua sắm hàng hóa ngày càng có xu hướng sử dụng công nghệ ảo để đưa ra các quyết định ngay tại nhà hoặc trên thiết bị di động.
Thực tế ảo tăng cường (AR) là cụm từmô tả trạng thái vật lý xung quanh con người và được chèn thêm các chi tiết ảo nhờ vào smartphone, máy tính |
Chẳng hạn, hãng nội thất ikea đã dùng công nghệ AR cho khách trải nghiệm và mua hàng. Theo đó, khách hàng được “chạm và cảm nhận”, người tiêu dùng được tương tác với sản phẩm, thậm chí hơn cả trong cửa hàng thật. Khiến người tiêu dùng thỏa mãn hơn khi tiếp nhận “thông tin số”, thứ thông tin hữu ích mà họ có thể truy cập ngay cả lúc đang di chuyển.
Việc bán xe hơi bằng công nghệ VR cũng đã chứng minh được sự quan trọng của công nghệ trong bán hàng hay thương mại điện tử trong thời đại 4.0. Sự sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ giúp cải tiến và thúc đẩy quá trình bán hàng online được hấp dẫn và hiệu quả hơn.
Công nghệ AR giúp khách hàng, người tiêu dùng có thể đi xung quanh chiếc ô tô mình định mua, hoặc đặt đồ nội thất vào các không gian trong nhà của họ. Phương thức quảng cáo này là một mốc quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng rằng, hàng hóa mà họ định mua là rất phù hợp với ý thích của họ.
Dịch vụ giao hàng tại nhà bằng máy bay không người lái đã và đang được nhiều nước đưa vào ứng dụng, thử nghiệm; việc can thiệp của người tiêu dùng vào quá trình sản xuất cũng được thực hiện thông qua phương tiện giao dịch ảo.
Phương tiện tự lái với sự trợ giúp của 5G sẽ cách mạng hóa thị trường giao thông vận tải. Theo đó, các đội xe tải tự động lái, đội vận tải chuyển hàng “ảo” được kết nối với nhau, làm gia tăng hiệu quả của công tác vận chuyển, nhất là logictíc.
Theo khảo sát của Accenture năm 2018, có khoảng 21.000 người tiêu dùng từ 19 quốc gia tham gia.Mọi ngườibắt đầudùng VR và AR trong thực tế hàng ngày như, nghiên cứu, bán hàng, marketing, truyền thông… Qua khảo sát cho thấy có, 61% cho biết họ muốn hình dung mẫu quần áo có phù hợp với họ không; 58% muốn xem hướng dẫn sử dụng sản phẩm 3D; 54% muốn sử dụng công nghệ này để mua đồ gia dụng và đồ nội thất...
Và sự quan tâm của Việt Nam
Ngày 23/5 vừa qua, ở Việt nam xuất hiện siêu thị “ảo” VinMart 4.0. Theo đó, dịch vụ mua sắm ứng dụng Scan & Go đã mở rộng phạm vi tới 73 siêu thị trên cả nước, với việc mô phỏng hơn 100 nhóm sản phẩm chọn lọc bằng hình ảnh trên những tấm áp phích khổ lớn gần giống như quầy hàng thực tế trong siêu thị.
Khách hàng chỉ cần mở ứng dụng VinID, chọn tính năng Scan & Go sau đó quét mã QR các sản phẩm muốn mua tại VinMart 4.0 và thanh toán ngay bằng ứng dụng VinID. Người dùng còn có thể trải nghiệm “mua hàng từ xa” và có thể được giao hàng tận tay người mua chỉ sau 2-4 giờ.
Trước đó, hồi tháng 4 năm ngoái, VIBA SHOW lần thứ 6 diễn ra tại Trung tâm triển lãm quốc tế 91 Trần Hưng Đạo. Với sự tham gia của các công ty đến từ trong và ngoài nước, theo đó, các sản phẩm VR cũng làm cho thị trường công nghệ phong phú hơn như: thiết bị về âm thanh, ánh sáng, nghe nhìn, phát thanh, truyền hình...
Sự góp mặtcác công ty thực tế ảo hàng đầu tại Việt Namcũng gây được ấn tượng. Theo đó, các ứng dụng VR và AR được ghi nhận gồm: Bộ sách tô màu 4D Kolorfun; Tham quan chùa trấn quốc, căn hộ mẫu, căn hộ với thiết bị di động, tabets; Game Dinohunter 360, Game Duckshot 360 chém hoa quả 3D; AR thời trang, nội thất; Bán lẻ-thương mại điện tử; ngoài ra còn các sản phẩm, ứng dụng khác...
Như vậy, “ảo hóa” là xu thế mới được khẳng định vị thế trong thời đại Công nghiệp 4.0. Khái niệm “ảo” ngày nay được mở rộng nội hàm ở mức gần như không giới hạn, bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế, giới nghiên cứu và dư luận cho rằng, nắm bắt xu thế “ảo hóa” thị trường là rất cấp thiết./.
Google ra mắt Daydream giúp trải nghiệm VR trên Android thú vị hơn
Tai nghe VR Oculus Rift bắt đầu được giao đến khách hàng
Apple sẽ sản xuất kính AR trong năm nay
Từ khóa: Công nghệ VR, AR, thực tế ảo, công nghệ ảo, AI
Thể loại: Khoa học - Công nghệ
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN