Tháng “củ mật“: Cẩn thận kẻ trộm “viếng thăm“
Cập nhật: 16/01/2020
Bắt giam cựu điều tra viên ở Đồng Nai vì dùng nhục hình
"Nổ" quan hệ với nhiều lãnh đạo để lừa đảo lấy tiền "tách thửa"
VOV.VN -Với thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động, lợi dụng sự chủ quan, của người dân, các đối tượng xấu thực hiện nhiều vụ trộm vào dịp Tết.
Nhà chị Thảo Trang nằm trong khu tập thể quân đội gần đường Trường Chinh, Hà Nội– một nơi dân trí cao, xưa nay vốn yên bình, chẳng bao giờ xảy ra trộm cắp. Ấy vậy mà vào tuần trước, khi cái Tết nguyên đán đã cận kề, cả xóm chị bị một phen xôn xao bởi kẻ trộm đột nhập, khoáng đi những tài sản có giá trị của ba hộ dân.
Kẻ gian lợi dụng màn đêm để phá cửa, đột nhập vào nhà dân dịp Tết để trộm cắp tài sản (ảnh minh họa) |
Chỉ tay vào những căn nhà mới bị mất cắp trông hết sức kiên cố, chị Thảo Trang vẫn chưa hết bàng hoàng: “Hôm đấy kẻ trộm lộn từ trên xuống dưới, đột nhập từ song sắt xong chui vào. Nhà bị kẻ trộm đột nhập mất cũng tương đối nhiều tiền. Nhiều nhà trong khu này cũng bị trộm ghé thăm. Mọi người cũng không biết trộm leo vào kiểu gì, chỉ biết tiền và điện thoại là mất hết”.
Những nhà ban ngày thường xuyên khóa cửa đi vắng rất dễ lọt vào “tầm ngắm” của kẻ gian. Bác Phạm Tùng, một người bán nước chè trong một con ngõ trên đường Giải Phóng, HN sởi lởi kể chuyện: “Tâm lý kẻ trộm bao giờ cũng đi quan sát, lượn 1 vòng. Phát hiện nhà nào có tài sản là nó tìm mọi cách để đột nhập vào. Có rất nhiều kiểu ăn trộm, mà ăn trộm rất đơn giản và xảy ra thường xuyên, ví như người ta ra làm gì ngoài sân, ra ra vào vào quên không khóa....
Ngoài theo dõi trực tiếp, hiện nay, kẻ trộm còn có xu hướng sử dụng mạng xã hội để săn tìm con mồi và ra tay hành động. Th.sỹ Đào Trung Hiếu, Chuyên gia Tội phạm học của Bộ Công an cho biết, trong cuộc sống nhiều nhà có thói quen đưa lên Facebook, mạng xã hội những hình ảnh chụp tài sản khoe giàu một chút. Người ta làm rất vô tư thôi nhưng không nghĩ đây là một lời mời gọi bọn đạo chích đến nhà. Những thông tin đấy nên tránh, thông tin cá nhân không nên đưa quá sâu ở trên mạng, điều này rất nguy hiểm.
Chia sẻ kinh nghiệm phòng trộm, ông Nguyễn Văn Hùng – Đội tuần tra chuyên trách phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, trong nhà về ban đêm không nên mở cửa sổ từ tầng 2 mà phải khóa tất cả các loại cửa trong nhà. Cửa sổ có chắn song sắt cũng phải khóa cửa ngoài vào để kẻ trộm không bẻ được.
“Bây giờ chắn song sắt rất dễ bẻ, chỉ cần cho mỏ lết vào là loại chắn song nào trộm cũng bẻ được. Vì vậy, ban đêm phải đóng cửa ngoài, không mở cửa sổ và khóa chặt cửa đi lại vào. Nếu gia đình nào có điều kiện nên có đèn bảo vệ bên ngoài để quan sát được. Chúng ta cũng không nên chỉ tin tưởng camera”- ông Nguyễn Văn Hùng nói
Đối với các hộ gia đình, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, hầu như kẻ trộm trèo vào nhà và đưa tài sản ra cửa tum, trong khi đó nhiều nhà có khi chỉ khép cửa không khóa.
“Mỗi gia đình phải có tinh thần cảnh giác cao. Cả xóm có tinh thần duy trì ổn định an ninh thì mới tốt được. Hoặc khi nhà nọ phát hiện nhà kia có có kẻ lạ đột nhập, ví như 1-2h sáng có người đi từ trên cửa tum xuống phải gọi điện cho nhau hay đánh động. Mỗi người phải có ý thức trong vấn đề này để cộng đồng cùng nhau vui vẻ đón Tết”- ông Hùng nói thêm./. Trộm đột nhập nhổ hơn 1.400 gốc hoa ly ngày cận Tết
Từ khóa: tháng củ mật, trộm cắp dịp Tết, trộm cắp tài sản
Thể loại: Giáo dục
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN