Tên các doanh nghiệp sử dụng hóa chất tẩy rửa chế biến nước mắm
Cập nhật: 14/01/2020
Bình Định thi đua hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm năm 2025
Nhiều lô trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2025 nguy cơ chậm thanh toán
VOV.VN - Hàng chục tấn soda công nghiệp (chuyên dùng để sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa vệ sinh) được một số doanh nghiệp nước mắm sử dụng phục vụ sản xuất.
Trong năm 2019, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện một số vi phạm tại 4 công ty sản xuất nước mắm và nước mắm bán thành phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang, Vĩnh Long và TPHCM.
Theo Phòng Thanh tra chuyên ngành 1 – Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại các cơ sở được thanh tra, nguyên liệu dùng trong sản xuất nước mắm gồm dịch bột ngọt của Công ty CP hữu hạn Vedan Việt Nam (dung dịch có tính axit, công bố dưới dạng phụ gia thực phẩm) hoặc dùng dịch nước tôm, dịch bổi cá (nước đầu của việc ủ cá với muối).
Nước mắm công nghiệp. (Ảnh: KT) |
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện một số doanh nghiệp sử dụng Soda và nguyên liệu bột ngọt Vedan để sản xuất nước mắm.
Các nguyên liệu này sau khi xử lý được cho chạy qua xác cá ủ chượp (đã loại thải sau khi thu hoạch nước mắm truyền thống). Cuối cùng cho ra các sản phẩm nước mắm bán thành phẩm có độ đạm khác nhau tùy theo việc cô đặc và phụ gia chế biến (có mùi vị của nước mắm).
Các cơ sở sản xuất nước mắm có quy mô lớn, nhỏ khác nhau mua nước mắm bán thành phẩm để tiếp tục sử dụng các chất điều vị, mùi, màu hoặc tiếp tục xử lý, cô đặc để thành các sản phẩm nước mắm có giá trị khác nhau đưa ra thị trường tiêu thụ.
Về nguyên liệu Soda công nghiệp (chuyên dùng cho sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa vệ sinh) được sử dụng để khử axit trong dịch bột ngọt. Theo hồ sơ công bố, dịch bột ngọt có tính axit (pH từ 3 – 4), giá rất thấp, tính cả chi phí vận chuyển chỉ có 500 đồng/l.
Còn nguyên liệu nước bột ngọt Vedan (nước bột ngọt) là phụ phẩm của quá trình sản xuất bột ngọt của Công ty. Được sản xuất ra ở công đoạn sau kết tinh Acid Glutamic, hóa chất HCl được cho thêm vào để hỗ trợ chế biến.
Do đó, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành 4 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt số tiền 782 triệu đồng với 4 công ty.
Trong 4 công ty bị Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Quyết định xử phạt thì Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Liên Thành tại TPHCM bị xử lý không liên quan đến lỗi chất phụ gia công nghiệp, soda công nghiệp (Na2O3).
Cụ thể, tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 624 ngày 8/8/2019 của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Liên Thành đã bị xử phạt vi phạm hành chính với lỗi "Tại khu sản xuất nước mắm của Phân xưởng 4 có khu xử lý nước thải bị ứ đọng (cống rãnh bị ngập nước thải), không được che chắn".
Theo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh nước mắm còn rất nhiều bất cập trong quản lý chất lượng và quy trình sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra Bộ NN-PTNT, cho rằng, cơ quan quản lý nên sớm ban hành các quy chuẩn về nước mắm để lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất nước mắm quy mô, đầu tư bài bản, nghiêm túc./.
Nước mắm công nghiệp rẻ hơn cả nước lọc
Từ khóa: nước mắm, nước mắm công nghiệp, hoá chất tẩy rửa, soda công nghiệp, làm nước mắm
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN