Tác động của dịch Covid-19: Kinh tế toàn cầu nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng
Cập nhật: 08/03/2020
63 năm truyền thống ngành dầu khí Việt Nam: “Một đội ngũ - Một mục tiêu”
Quảng Ninh chuẩn bị sản phẩm OCOP phục vụ Tết Nguyên đán (28/11/2024)
VOV.VN - Với kịch bản tệ nhất mà Bloomberd đưa ra, tăng trưởng GDP toàn cầu bế tắc, giảm về 0%, thiệt hại ước tính lên đến 2.700 tỷ USD.
Bloomberg vừa đưa ra 4 kịch bản kinh tế đối với nền kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo kịch bản tệ nhất, nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và khu vực đồng euro đều rơi vào suy thoái, tăng trưởngGDP thế giới giảm về mức 0%, sản lượng toàn cầu tổn thất đến 2.700 tỷ USD.
Dịch Covid-19 có thể khiến kinh tế thế giới gần như "đứng yên". (Ảnh minh họa: KT) |
Dịch Covid-19 đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu và có thể khiến nền kinh tế thế giới rơi vào bế tắc.Theo nhận định của Bloomberg, dịch bệnh có thể khiến nền kinh tế toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng, các nền kinh tế lớn đều lao đao.
Kịch bản 1
Với kịch bản thứ nhất mà Bloomberg đưa ra, Trung Quốc chịu thiệt hại trực tiếp, trong khi đó phần còn lại của thế giới chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp.
Các quốc gia có nguy cơ tăng trưởng âm bao gồm: Trung Quốc (-0,7%); Hàn Quốc (-0,3%); Indonesia (-0,3%); Argentina (-0,2%). Các nước tăng trưởng kinh tế -0,1% là Nhật Bản, Đức và Canada.
Theo Bloomberg, trong việc kiểm soát dịch bệnh, các quốc gia áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở quy mô nhỏ hơn so với Trung Quốc, do đó, nền kinh tế sẽ chịu tác động nhỏ hơn trong ngắn hạn.
Kịch bản 2
Kịch bản thứ 2 có vẻ kém khả quan hơn khi các chuyên gia của Bloomberg cho rằng Trung Quốc mất nhiều thời gian hơn để đưa hoạt động kinh tế trở lại bình thường như thời điểm trước dịch.
Ngay cả khi các nhà máy hoạt động trở lại, nó không có nghĩa là mọi vấn đề đã được giải quyết. Nhiều nhà máy không có đủ hàng dự trữ, một số trở ngại trong chuỗi cung ứng cản trở năng lực sản xuất. Điều này khiến nền kinh tế toàn cầu điêu đứng.
Bloomberg cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng xuống mức -1,5%, trong khi Pháp và Đức cũng tăng trưởng âm, lần lượt là -1,3% và -1,2%.
Các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Nga và Mỹ đều bị "giáng đòn". Điều này dẫn đến tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2020 giảm xuống 2,3%, thấp hơn 0,8% so với dự đoán trước đó.
Kịch bản 3
Hàn Quốc, Italy, Nhật Bản, Pháp và Đức chịu cú sốc lớn hơn. Trong khi đó, Mỹ, Ấn Độ, Anh, Canada và Brazil chịu thêm một cú sốc nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng của 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chậm lại để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Ở kịch bản này, tăng trưởng của Nga có thể -3%, Indonesia và Đức đều -2,8%. Hàng loạt quốc gia tăng trưởng sụt giảm mạnh so với trước thời Covid-19 như: Nhật Bản (-2,2%), Trung Quốc (-2%), Brazil (-1,7%), Mỹ (-1,3%).
Theo các chuyên gia Bloomberg, trong trường hợp này, tăng trưởng toàn cầu năm 2020 sẽ trượt xuống 1,2%.
Kịch bản 4
Khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu, Bloomberg dự báo, toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào trạng thái tê liệt. Với kịch bản xấu nhất này, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ trượt về mức 0%.
Các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ và Trung Quốc đều rơi vào suy thoái, cùng với Nhật Bản, Nga, Đức, Indonesia, Brazil,...
Đáng chú ý, Trung Quốc - nền kinh tế thứ hai thế giới - có thể chỉ tăng trưởng 3,5% trong năm 2020, mức thấp kỷ lục kể từ năm 1980./.
Từ khóa: dịch Covid-19, virus corona, kịch bản kinh tế, kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của covid-19
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN