So sánh tầm bắn các tên lửa của Ukraine và tác động của ATACMS đến Nga

Cập nhật: 3 ngày trước

VOV.VN - Thay vì tập trung vào quân đội Nga ở Kursk, quân đội Ukraine nên tập trung vào các mục tiêu quân sự có giá trị cao trên khắp nước Nga bằng tên lửa tầm xa ATACMS, ông Ivan Stupak, người từng phục vụ trong cơ quan an ninh SBU của Ukraine cho hay.

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga, vẫn còn những câu hỏi để ngỏ về việc điều này sẽ tạo ra khác biệt lớn như thế nào khi Moscow giành được lợi thế ở phía Đông và nhiệm kỳ tổng thống mới của Mỹ đang đến gần. Các quan chức Mỹ hôm 18/11 cho biết, Nhà Trắng đã đồng ý để Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất để tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Động thái này đánh đấu sự thay đổi rõ rệt trong chính sách của chính quyền Tổng thống Biden. Mặc dù nó đã dỡ bỏ một hạn chế gây khó chịu cho các quan chức Ukraine nhưng vẫn có những nghi ngờ xoay quanh mức độ tác động của kho tên lửa ATACMS hạn chế giữa bối cảnh cuộc xung đột này đã bước qua dấu mốc 1.000 ngày.

Tên lửa ATACMS với tầm hoạt động hơn 300km.
Tên lửa ATACMS với tầm hoạt động hơn 300km.
Tên lửa Storm Shadow với tầm hoạt động 250km.
Tên lửa Storm Shadow với tầm hoạt động 250km.
Tên lửa HIMARS với tầm hoạt động gần 80km.
Tên lửa HIMARS với tầm hoạt động gần 80km.

Bản đồ của Newsweek đã cho thấy tầm bắn tối đa của vũ khí do Mỹ cung cấp nếu được bắn từ lãnh thổ do Ukraine kiểm soát. Trong nhiều tháng qua, Moscow đã biết về việc Nhà Trắng đang cân nhắc cho phép sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa đối phó với các mục tiêu trên lãnh thổ Nga và có thời gian để chuẩn bị phù hợp.

Mỹ đã cho phép Ukraine sử dụng các vũ khí tầm ngắn như hệ thống pháo phản lực HIMARS mà Washington hỗ trợ trong những tháng đầu của cuộc xung đột để tấn công các mục tiêu của Nga bên kia biên giới từ khu vực Kharkov sau khi Moscow tiến hành cuộc tấn công vào vùng Đông Bắc của Ukraine hồi tháng 5. Tầm hoạt động của các tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp là khoảng 80km trong khi ATACMS có thể nhắm trúng mục tiêu nằm cách tới 300km.

Vũ khí thay đổi cuộc chơi?

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cho biết vào cuối tháng 8 rằng "hàng trăm" mục tiêu quân sự của Nga bên kia biên giới nằm trong tầm hoạt động của tên lửa ATACMS. Tuy nhiên, một số nhà phân tích không mấy ấn tượng với điều này. Nhóm nghiên cứu Defense Priorities ủng hộ rộng rãi việc chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ ở nước ngoài, cho biết chính quyền ông Biden "không khôn ngoan về mặt chiến lược và hành động không cần thiết".

"Động thái trên sẽ không cải thiện đáng kể vị thế quân sự của Ukraine nhưng sẽ làm gia tăng sự can dự của Mỹ và NATO vào cuộc xung đột này, đồng thời làm trầm trọng thêm nguy cơ leo thang của Nga - bao gồm cả khả năng trả đũa nhằm vào các mục tiêu của Mỹ hoặc châu Âu", Giám đốc phân tích quân sự của tổ chức này - Jennifer Kavanagh cho biết.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa đưa ra bình luận trực tiếp nhưng ông từng nói vào tháng 9 rằng nếu Ukraine bắn những tên lửa này qua biên giới thì điều đó tức là NATO trực tiếp tham gia vào xung đột. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thì cho biết hôm 18/11 rằng quyết định trên là "sự leo thang căng thẳng" và thay đổi mức độ can dự của Mỹ vào cuộc xung đột.

Washington đã cung cấp cho Ukraine các phiên bản ATACMS tầm ngắn cách đây hơn 1 năm và sau đó đã chuyển tên lửa có tầm bắn xa hơn tới Kiev. Tuy nhiên, Mỹ nhiều lần phản đối lời kêu gọi từ các quan chức Ukraine để bật đèn xanh cho việc sử dụng các tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất nhằm vào các mục tiêu quan trọng sâu trong nước Nga do lo ngại về leo thang xung đột.

Ukraine đã nhận được rất ít tên lửa ATACMS từ Mỹ bởi Washington chỉ có số lượng hạn chế tên lửa đạn do Lockheed Martin sản xuất trong kho của mình.

"Để thực sự gây tổn thất cho Nga, Ukraine sẽ cần số lượng lớn tên lửa ATACMS mà họ không có và sẽ không nhận được bởi vì nguồn cung của Mỹ có hạn", ông Kavanagh cho biết.

Quyết định trên của Mỹ được cân nhắc trong nhiều tháng, tức là Nga đã có cơ hội để lên kế hoạch ứng phó trước khi nó được thông qua. Một quan chức cấp cao giấu tên nói với Politico vào tháng 9 rằng, khoảng 90% tiêm kích Nga có khả năng phóng bom lượn với độ sát thương và phá hủy cao từ không phận của mình, nằm ngoài tầm với của các hệ thống phòng không Ukraine, đã "được di chuyển" ra khỏi tầm bắn của ATACMS.

Với việc chỉ còn 2 tháng nữa là hết nhiệm kỳ, sự chấp thuận của ông Biden diễn ra khi Ukraine chuẩn bị cho việc Tổng thống đắc cử Donald Trump quay lại Nhà Trắng - người đã cam kết chấm dứt cuộc xung đột gần 3 năm qua trong 1 ngày và đe dọa cắt giảm viện trợ quân sự cho Kiev. Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ của phương Tây và Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất.

“Xé rào” cho Ukraine sử dụng ATACMS, Mỹ thách thức Nga?

VOV.VN - Quyết định của Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong chính sách của Mỹ, đồng thời tác động lớn tới địa chính trị và quân sự. Theo giới phân tích, với bước đi này, Mỹ được cho là đang thách thức lằn ranh đỏ của Nga.

Tác động của tên lửa ATACMS

Theo một số bài báo, Ukraine có khả năng sẽ sử dụng ATACMS ở khu vực Kursk ở phía Tây của Nga trong khi Moscow đang tăng cường lực lượng tại đây.

Tuy nhiên, theo ông Ivan Stupak, người từng phục vụ trong cơ quan an ninh SBU của Ukraine, thay vì tập trung vào quân đội Nga ở Kursk, quân đội Ukraine nên tập trung vào các mục tiêu quân sự có giá trị cao trên khắp nước Nga bằng những tên lửa này.

Ukraine đã kiên trì nhắm vào các kho đạn dược, căn cứ không quân và các cơ sở khác của Nga bằng các UAV phát nổ tự chế. Những vũ khí này không bị hạn chế trong việc tiến hành các họa động tấn công như vũ khí Mỹ cung cấp.

Ông Stupak cho biết việc chứng kiến ATACMS được sử dụng trên đất Nga có thể làm giảm tinh thần của Moscow.

Các chính phủ phương Tây cung cấp viện trợ cho Ukraine nhìn chung đều đi theo sự dẫn dắt của Washington, nghĩa là Anh và Pháp sẽ chấp thuận sử dụng tên lửa hành trình phóng từ trên không Storm Shadow và SCALP để tấn công sâu trong lãnh thổ Nga. Những tên lửa này của Anh và Pháp có tầm bắn lên tới 250 km.

Thủ tướng Anh Starmer cho biết sau khi Mỹ chấp thuận các cuộc tấn công ATACMS ở Nga, Ukraine "là ưu tiên hàng đầu" trong chương trình nghị sự của ông cho hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Brazil.

"Chúng ta cần tăng cường củng cố sự ủng hộ của mình đối với Ukraine", nhà lãnh đạo Anh cho biết.

James Rogers, giám đốc nghiên cứu tại tổ chức Hội đồng Địa chiến lược có trụ sở tại Anh cho biết, London "hiện sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để cho phép Ukraine khai hỏa các vũ khí do Anh cung cấp nhằm tấn công các mục tiêu quân sự và hậu cần sâu trong lãnh thổ Nga".

ATACMS không thể vươn xa như tên lửa Tomahawk cũng do Mỹ sản xuất và là loại tên lửa mà Ukraine yêu cầu cung cấp. Các phiên bản của tên lửa này có tầm bắn khác nhau nhưng nó có thể tấn công ở khoảng cách lên tới hơn 2.400km.

Cuối tháng 10, tờ New York Times đưa tin rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề xuất với Washington như một phần trong "kế hoạch chiến thắng" của mình rằng Kiev sẽ nhận được tên lửa Tomahawk. Một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ nói rằng yêu cầu cung cấp tên lửa Tomahawk là hoàn toàn không thực tế.

Ông Zelensky xác nhận với các phóng viên rằng ông đã yêu cầu Washington cung cấp tên lửa Tomahawk, nhưng mô tả lời kêu gọi của ông là "thông tin mật giữa Ukraine và Nhà Trắng".

Tin dữ với Ukraine ngay cả khi được Mỹ cho phép dùng ATACMS để tấn công Nga

VOV.VN - Ukraine vừa nhận được tin vui là Mỹ đã đồng ý cho phép họ dùng hệ thống tên lửa ATAMS để tập kích lực lượng Nga bên trong lãnh thổ Nga, ở tỉnh Kursk. Tuy nhiên, cho dù ATACMS có thể giúp Kiev giữ được một bộ phận lãnh thổ của Kursk trong một mức độ nào, thứ vũ khí này vẫn khó thay đổi tiến trình xung đột Nga - Ukraine.

Từ khóa: tên lửa, tên lửa của ukraine, tên lửa atacms, xung đột ukraine, tầm bắn tên lửa, quân đội ukraine, mục tiêu quân sự

Thể loại: Kinh tế

Tác giả: kiều anh/vov.vn (biên dịch)

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập