Sơ cứu không đúng cách gây nguy hiểm như thế nào

Cập nhật: 29/08/2023

VOV.VN - Mục đích chính của sơ cứu là ngăn cho tình trạng bệnh nhân không xấu đi, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, do đó bạn cần nắm nguy cơ của kỹ thuật sơ cứu để không gây hại cho người bệnh.

Kỹ năng sơ cứu là một kỹ năng sống mà ai cũng nên biết để có thể kịp thời ứng phó trong những tình huống có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi thực hiện kỹ thuật sơ cứu không đúng cách sẽ có thể gây nguy hiểm cho người đang bị thương. Để hạn chế tình trạng này, nên tránh các sai lầm sau đây khi sơ cứu trong các tình huống thông thường như vết thương chảy máu nhiều, chảy máu mũi…

Vết thương mất nhiều máu

- Cách sơ cứu đúng: Việc đầu tiên nên làm trong trường hợp này là cầm máu. Cần phải kẹp động mạch gần vết thương nhất lại, sau đó băng bó vết thương bằng cách sử dụng khăn lau vô trùng. Trong trường hợp vết thương quá sâu, nên kết hợp sử dụng tampon để băng bó.

- Sai lầm thường thấy: Sử dụng dây buộc quá sớm. Do vậy, chỉ nên sử dụng dây buộc trong trường hợp khẩn cấp. Buộc dây buộc vào phần da gần nhất phía trên vết thương.

Lưu ý: Dây buộc cần được nới lỏng trong vòng 10-15 phút mỗi tiếng. Đừng quên ấn vào động mạch để cầm máu trong quá trình thực hiện. Sau đó có thể buộc dây buộc trở lại nhưng không nên để lâu hơn 30 phút.

Sơ cứu chảy máu mũi

- Cách sơ cứu đúng: Nên để người bị chảy máu mũi ngồi xuống, nghiêng đầu nhẹ về phía trước để máu có thể chảy. Sau đó ấn vào phần mô mềm trên mũi bằng ngón tay không quá 10 phút. Nạn nhân nên nhổ hết phần máu trong miệng ra ngoài nhằm tránh nôn mửa.

- Sai lầm thường thấy: Nghiêng đầu về phía sau. 

Lưu ý: Không nên đặt tampon hoặc bông gòn vào mũi. Chỉ nên làm trong trường hợp máu không ngừng chảy liên tục trong vòng 15 phút. Nếu gặp phải trường hợp này bạn nên lập tức gọi bác sĩ.

Trường hợp hạ thân nhiệt

- Cách sơ cứu đúng: Đầu tiên nên để người bệnh ở trong phòng có nhiệt độ vừa phải. Những bộ phận bị hạ thân nhiệt cần phải được ủ ấm. Bảo đảm rằng người bệnh đang mặc quần áo khô và đang được đắp chăn.

- Sai lầm thường thấy: Sử dụng dầu hay nước nóng để giúp tăng nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng.

Lưu ý: Không nên sử dụng rượu hoặc thức uống có cồn trong trường hợp này. Các loại rượu bia làm giãn nở mạch máu và làm mất nhiệt.

Trường hợp tim ngừng đập

- Cách sơ cứu đúng: Massage tim gián tiếp cho người trưởng thành được thực hiện với cả 2 tay, lòng bàn tay đặt lên ngực và ngón cái hướng về chân hoặc cằm nạn nhân. Đối với thanh thiếu niên, động tác giống hệt như trên nhưng sử dụng cả 2 bàn tay và đối với trẻ sơ sinh là 2 ngón tay.

- Sai lầm thường thấy: Thực hiện những động tác như nhau cho những người ở độ tuổi khác nhau.

Lưu ý: Chỉ nên mát xa tim khi nạn nhân được đặt nằm thẳng trên một bề mặt vững chắc.

Trường hợp bị bỏng

- Cách sơ cứu đúng: Để giúp một người đang bị cháy, nên bảo họ nằm xuống và dập lửa bằng quần áo của bạn, nhưng chỉ khi quần áo của bạn làm từ nguyên liệu không bắt lửa. Sau đó gọi bác sĩ. Nếu nạn nhân chỉ bị bỏng nhẹ và không có bất kỳ thương tổn nghiêm trọng nào ở phần mô, bạn nên rửa vết thương với nước trong vòng 20 phút. Băng bó sử dụng băng gạc khô và đặt đá hoặc những vật lạnh lên trên. Gọi bác sĩ sau khi các bước sơ cứu vết bỏng đã hoàn tất.

- Sai lầm thường gặp: Cởi bỏ quần áo và làm vỡ các bóng nước bỏng

Lưu ý: Nếu vết bỏng nghiêm trọng, bạn nên cho nạn nhân sử dụng muối hoặc nước khoáng.

Trường hợp tắt nghẽn đường thở

- Cách sơ cứu đúng: Nếu nạn nhân bị nghẹn hoặc bất tỉnh, nên đặt nạn nhân nằm ngửa và ngồi lên hông họ. sau đó đặt tay lên cung xương sườn và ấn xuống. Sau đó để nạn nhân nằm nghiêng sang một bên và lấy vật thể mắc kẹt trong đường thở của họ, lúc này đang ở trong miệng nạn nhân ra ngoài. Nên nhớ sử dụng găng tay khi làm việc này nhé.

- Sai lầm thường thấy: Cố gắng áp dụng phương pháp Heimlich Maneuver (phương pháp đẩy bụng) khi nạn nhân đang bất tỉnh. Đây chính là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để cứu giúp một người bị nghẹn hoặc hóc.

Lưu ý: Nếu bạn áp dụng phương pháp Heimlich cho phụ nữ đang mang thai, nên ấn vào phần trên lồng xương sườn.

Trường hợp trật khớp

- Cách sơ cứu đúng: Chỉ có thể xác định được loại trật khớp của nạn nhân khi xử dụng máy chụp X quang. Vì thế việc duy nhất có thể làm là đừng để nạn nhân di chuyển phần cơ thể bị tổn thương. Có thể sử dụng nẹp để định hình tạm thời phần trật khớp với những khớp gần nhất để giữ bộ phận này cố định. Nếu bạn không có những vật dụng cần thiết, bạn có thể buộc 2 chân hoặc buộc tay nạn nhân với thân lại với nhau để giữ cố định

- Sai lầm thường thấy: Cố gắng bẻ khớp lại như cũ

Lưu ý: Đừng buộc quá chặt để giữ cho vòng tuần hoàn máu hoạt động bình thường.

Trường hợp ngộ độc

- Cách sơ cứu đúng: Để rửa sạch dạ dày, nên uống từ 10-20 cốc nước. Sau khi uống được khoảng 2 cốc nước thì nên nôn phần nước đó ra bằng cách ấn vào phần gốc lưỡi bằng 2 ngón tay.

- Sai lầm thường thấy: Thiếu nước bổ sung cho người bị ngộ độc

Lưu ý: Đừng thực hiện quá trình rửa dạ dày nếu nạn nhân bất tỉnh.

Trường hợp bị rắn cắn

- Cách sơ cứu đúng: Đầu tiên nên để nạn nhân nằm xuống để tránh nọc độc lan nhanh. Cố định tay chân. Nếu nạn nhân bất tỉnh thì nên thực hiện phương pháp hồi sức tim phổi.

Sai lầm thường thấy: Hút nọc độc của rắn

Lưu ý: Không nên sử dụng dây buộc trong trường hợp này. Dây buộc không thể ngăn chặn chất độc mà còn có thể gây hoại tử

Trường hợp đau bụng dưới

- Cách sơ cứu đúng: Mọi người thường khuyên bạn nên sử dụng thuốc giảm đau để giảm các cơn đau bụng dưới. Tuy nhiên các bác sĩ lại phản đối việc này vì bạn sẽ có thể bỏ lỡ các dấu hiệu về các căn bệnh nguy hiểm chết người mà cơn đau mang lại, chẳng hạn viêm ruột thừa cấp, tắt ruột và loét dạ dày.

- Sai lầm thường thấy: Uống thuốc giảm đau hoặc thuốc chống co thắt

Lưu ý: Nếu cảm nhận được cơn đau dữ dội ở vùng bụng, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Từ khóa: sơ cứu, cấp cứu, rắn cắn, kỹ năng sống, chảy mãu mũi, thân nhiệt, ngừng tim, bỏng da

Thể loại: Y tế

Tác giả: ctv vũ gia/vov.vn (biên dịch)

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập