Quyền sở hữu gắn với trách nhiệm quản lý tài sản
Cập nhật: 13/12/2024
Hà Nội xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch
TP.HCM sẽ tìm cách quản lý quảng cáo trên mạng liên quan thương hiệu Dr Han?
VOV.VN - Tình trạng thanh thiếu niên mượn phương tiện để đua xe, gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng những người cho mượn phương tiện lại hoàn toàn “vô can” khiến nhiều đối tượng lợi dụng thời gian qua.
Bởi vậy, bên cạnh những chế tài xử lý những người trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm, cũng cần bổ sung các quy định đối với những người cho mượn phương tiện thực hiện đua xe.
Biện pháp tạm giữ, tịch thu phương tiện là biện pháp cần thiết trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, đã được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, tạm giữ phương tiện để ngăn chặn ngay hành vi có nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội. Còn tịch thu phương tiện là một hình thức xử phạt bổ sung, áp dụng đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, nhiều trường hợp thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện vẫn sử dụng các loại xe máy để tham gia giao thông, thậm chí lạng lách, đánh võng trên đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và mất an ninh trật tự. Tuy nhiên, quá trình xử lý, lực lượng chức năng chỉ có thể tạm giữ phương tiện, mà không thể tịch thu do trong Luật xử lý vi phạm hành chính chưa có những quy định cụ thể, Luật Hình sự quy định chỉ tịch thu phương tiện khi đó là “tang vật” của vụ án, người chủ phương tiện có lỗi khi để người khác sử dụng phương tiện của mình thực hiện vi phạm pháp luật.
Bởi vậy, để tăng tính răn đe đối với hành vi đua xe trái phép nói riêng và những hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông nói chung, một số ý kiến cho rằng cần bổ sung, điều chỉnh quy định của pháp luật cho phù hợp.
Theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu tài sản có thể hiểu là quyền của một cá nhân hoặc tổ chức đối với tài sản của mình, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản đó.
Để tránh tình trạng vi phạm pháp luật bằng phương tiện của người khác, các cơ quan chức năng xem xét, sửa đổi Luật Sở hữu tài sản, trong đó bổ sung chi tiết trách nhiệm với tài sản nếu như tài sản đó đồng thời là nguồn nguy hiểm đã được pháp luật quy định.
Ngoài vấn đề không giao xe cho người chưa đủ điều kiện, đủ an toàn, còn phải quản lý chặt tài sản là nguồn nguy hiểm để đảm bảo nó không được/bị sử dụng một cách tùy tiện gây rủi ro cho cộng đồng.
Các quy định cần sửa đổi theo hướng gắn trách nhiệm của người chủ sở hữu phương tiện với tài sản của mình. Điều này giúp các chủ sở hữu có ý thức trách nhiệm hơn khi giao phương tiện cho người khác. Đối với những nhóm đối tượng dù có đủ điều kiện sử dụng phương tiện, nhưng có thói quen lái xe ẩu, không cẩn thận, hay có những hành vi tiềm ẩn những nguồn nguy hiểm đối với xã hội, chủ sở hữu có quyền từ chối.
Trong trường hợp, phương tiện bị sử dụng làm công cụ để phục vụ cho các hành vi nguy hiểm, dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng, tai nạn, nếu bị cơ quan chức năng tạm giữ phương tiện, chủ sở hữu tài sản phải chịu trách nhiệm của pháp luật.
Thứ hai, Luật xử lý vi phạm hành chính cần bổ sung những quy định cụ thể, rõ ràng đối với những hành vi vi phạm này, cần có sự chính xác trong việc đánh giá tình chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm để thiết kế chế tài phù hợp. Hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt được áp dụng với các vi phạm hành chính nghiêm trọng.
Hành vi đua xe tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người tham gia giao thông nên các quy định của pháp luật cần sửa đổi, bổ sung là hành vi nguy hiểm và có những chế tài xử lý phù hợp. Trong đó, biện pháp thu hồi phương tiện gây tai nạn dù đó là thuộc sở hữu của người thực hiện hành vi vi phạm hay không cần được xem xét.
Bên cạnh đó, cần rà soát, bổ sung thêm các quy định của pháp luật giám sát hành vi sử dụng, gắn trách nhiệm của người điều khiển phương tiện, chủ sở hữu đối với hành vi.
Cùng với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng cần tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm thật nghiêm. Song song với đó, cha mẹ, các bậc phụ huynh, người giám hộ cần nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với việc quản lý phương tiện và con em mình, kiên quyết không giao xe cho con khi con chưa đủ tuổi, điều kiện lái xe để hạn chế thấp nhất những rủi ro không đáng có.
Từ khóa: sở hữu, tài sản, quản lý tài sản, đua xe, thanh niên đua xe
Thể loại: Xã hội
Tác giả: hải hà/vov giao thông
Nguồn tin: VOVVN