‘Quy tắc lợn’ giúp phân loại rác thải ở Thượng Hải
Cập nhật: 25/09/2019
Quy định mới dạy thêm, học thêm: Liệu có chấn chỉnh triệt để tiêu cực? (6/1/2025)
Nhóm Sài Gòn xanh: Ước mơ xanh hóa những dòng kênh (6/1/2025)
VOV.VN - Người dân ở Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ bị phạt tiền hoặc hạ điểm số tín nhiệm xã hội nếu làm sai quy trình phân loại rác thải.
Người dân Thượng Hảiđã tìm ra một quy tắc liên quan đến con lợn để tránh bối rối mỗi lần đi đổ rác.
Tờ Guardian đưa tin hai tuần gần đây, người dân Thượng Hải đã chật vật với một câu hỏi duy nhất: “Thứ này là loại rác gì?”. Theo các điều luật mới có hiệu lực ngày 1/7 nhằm phân loại triệt để 22.000 tấn rác hộ gia đình mà thành phố này thải ra mỗi ngày, rác sẽ được chia thành bốn loại. Người dân có nhiệm vụ bỏ từng loại rác vào các thùng đựng tương ứng: rác khô, rác ướt, rác tái chế được và rác độc hại.
Một phụ nữ bỏ rác vào thùng tại một điểm phân loại ở Thượng Hải. Ảnh: Reuters |
Nghe tên loại thì rõ ràng nhưng quy tắc để phân chia thì không và người dân thật sự bối rối khi đổ rác. Xương gà nên vứt vào thùng rác ướt nhưng xương lợn lại được cho là rác khô. Pin điện thoại di động là rác độc hại nhưng các loại pin cổ hơn phải bỏ vào thùng rác khô. Rác sinh hoạt của người dân được thu gom trong các khung giờ nhất định vào buổi sáng hoặc buổi tối dưới sự giám sát của tình nguyện viên.
“Hàng ngày bạn thức giấc với một câu hỏi duy nhất trong đầu: hôm nay bạn sẽ là loại rác gì”, một nhà bình luận viết trong một bài đăng đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Weibo có nhan đề “Sự thật đằng sau việc phân loại rác khiến người Thượng Hải phát điên”.
Nếu làm sai, các cá nhân sẽ bị phạt 200 Nhân dân tệ (hơn 650.000 đồng) còn các công ty và tổ chức có thể bị phạt lên đến 50.000 Nhân dân tệ). Trong tuần đầu tiên áp dụng đã có 190 trường hợp phải nộp phạt. Hơn 3.000 cá nhân và doanh nghiệp nhận thông báo nhắc nhở.
Tại một số khu phức hợp, người dân được phát túi đựng rác gắn mã vạch để phục vụ công tác giám sát phân loại rác. Đổ rác sai cách, không chỉ bị phạt, họ sẽ bị hạ thấp điểm tín dụng xã hội.
Nếu làm sai, các cá nhân sẽ bị phạt 200 Nhân dân tệ (hơn 650 nghìn đồng) còn các công ty và tổ chức có thể bị phạt lên đến 50.000 Nhân dân tệ). Trong tuần đầu tiên áp dụng đã có 190 trường hợp phải nộp phạt. Hơn 3.000 cá nhân và doanh nghiệp nhận thông báo nhắc nhở.
Tại một số khu phức hợp, người dân được phát túi đựng rác gắn mã vạch để phục vụ công tác giám sát phân loại rác. Đổ rác sai cách, không chỉ bị phạt, họ sẽ bị hạ thấp điểm tín dụng xã hội.
Một tình nguyện viên giúp người dân bỏ rác đúng thùng tại nhà ga Hongqiao, Thượng Hải. Ảnh: Getty Images |
Thành phố Thượng Hải, dân số khoảng 23 triệu người, là địa phương đầu tiên áp dụng phong trào trên nhằm nâng cao tỷ lệ tái chế ở Trung Quốc. Thượng Hải cũng nằm trong số các khu vực có tỷ lệ tái chế thấp nhất quốc gia, dưới mức 20%. Nước này đặt mục tiêu đến năm 2020 có thể nâng cao tỷ lệ tái chế lên 35% tại 46 thành phố và triển khai hệ thống phân loại rác thải đô thị toàn quốc vào năm 2025.
Thượng Hải đã rục rịch chuẩn bị cho chương trình phân loại hiệu quả rác thải từ hồi tháng 1 bằng việc tập huấn hàng trăm hướng dẫn viên. Áp phích giới thiệu chi tiết các loại rác. Thành phố này cũng phát hành một ứng dụng điện thoại giúp giải đáp thắc mắc của người dân về từng đồ vật cụ thể. Kể từ ngày 1/7, gần 30.000 tình nguyện viên đã được triển khai giám sát người dân đổ rác.
Cho đến nay, qui định mới trên vẫn khiến người dân đau đầu. Nhiều người tuyên bố từ bỏ nấu nướng hay dừng mua đồ ăn về nhà. Theo truyền thông địa phương, ít nhất một cư dân đã có ý định chở rác ra khỏi thành phố để vứt. Một người phụ nữ còn nổi đóa tấn công tình nguyện viên cố sức hướng dẫn bà cách xếp loại rác thải.
Cuối cùng, họ cũng tự tìm ra một quy tắc giúp việc phân loại rác trở nên dễ dàng hơn. Nếu lợn có thể ăn thứ rác này, nó là rác thải ướt. Nếu lợn không ăn được, nó phải bỏ vào thùng rác thải khô. Nếu lợn có thể chết vì ăn nó, thứ rác là độc hại. Còn nếu bạn có thể bán thứ đồ bỏ đi này để lấy tiền mua lợn, nó là rác thải tái chế. Một người dùng Weibo đã gợi ý: “Hãy nghĩ về cảm nhận của con lợn và toàn bộ rác thải sẽ được phân loại đúng”.
Nhà chức trách Trung Quốc đang đề cao nhiệm vụ quảng bá danh tiếng của đất nước là một quốc gia vì sự bền vững của môi trường, từ việc đi đầu trong vấn đề biến đổi khí hậu đến thúc đẩy “nền văn minh sinh thái” tại hộ gia đình.
Ông Geoffrey Chun-fung Chen, giảng viên nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Jiaotong-Liverpool tại Tô Châu, cho rằng chính sách mới chỉ đang khiến người dân lo sợ bị phạt chứ không nâng cao ý thức vì môi trường của họ.
Theo ông Chen, nhận thức về các vấn nạn môi trường ở Trung Quốc, từ chất lượng không khí đến ô nhiễm đất, đã nâng cao nhưng vẫn ít tập trung vào việc cắt giảm chất thải quá độ. Phương án giáo dục công chúng và xử phạt nặng có thể sẽ khó thực thi tại những thành phố kém phát triển hơn Thượng Hải.
Tuy nhiên, các nhà quan sát khác lại tỏ ra tin tưởng chương trình phân loại rác trên sẽ đem lại hiệu quả. Bằng việc tiên phong thực hiện tại Thượng Hải, cơ quan chức năng có thể hiểu ra điều gì phát huy tác dụng và điều gì không./.
Từ khóa: phân loại rác, quy tắc lợn, điểm số tín nhiệm xã hội,
Thể loại: Đời sống
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN