Quốc hội thảo luận giám sát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm

Cập nhật: 18/06/2020

VOV.VN - Chiều 18/6, Quốc hội thảo luận tại hội trưởng về dự án luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi).

Chiều 18/6, Quốc hội thảo luận tại hội trưởng về dự án luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi), bên hành lang Quốc hội các đại biểu cho rằng dự luật cũng cần quy định đánh thuế bảo vệ môi trường theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" nhằm khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đưa chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm.

can giam sat chat che cac hoat dong gay o nhiem      hinh 1
Ảnh minh họa

Theo các đại biểu, trong các quy định tại dự thảo Luật bảo vệ môi trường, sửa đổi, đang trình Quốc hội cho ý kiến đã có một cách tiếp cận mới trong việc quản lý chất thải, rác thải sinh hoạt đô thị, kể cả nông thôn, trong đó đưa vào một nội dung đó là việc người dân phải đóng phí. Đây là một cách tiếp cận mà nhiều nước trên thế giới đã làm. Tuy nhiên, theo các đại biểu, nếu quy định đóng phí mà lại chia làm rất nhiều đối tượng như vậy thì các quy định cụ thể liên quan đến cách thức tính phí, và làm thế nào để người đi thu phí phân biệt được đối tượng nào có phân loại, đối tượng nào không phân loại và sẽ phát sinh một hệ thống khá lớn đội ngũ để đi giám sát việc phân loại.

Đại biểu Bùi Thanh Tùng, đoàn Hải Phòng cho rằng nếu như chúng ta không giám sát được và chúng ta không kiểm soát tốt thì sẽ rất khó để giám sát được người dân có phân loại hay không phân loại rác và phân loại đến mức độ nào.

“Tất cả những câu chuyện đó là những vướng mắc mà chúng tôi nghĩ rằng là chúng ta phải tính toán kỹ trong dự thảo luật cũng như sau này khi luật được xem xét thông qua và chúng ta chấp nhận phương thức là người dân phải đóng phí thông qua khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và thông qua cái chuyện là có phân loại không phân loại thì các quy định cụ thể dưới luật mà do Chính phủ cũng như các bộ, ngành quy định là phải rất cụ thể rất rõ ràngmớithực hiện được một cách thuận lợi.”, đại biểu Bùi Thanh Tùng nói.

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Đỗ Tiến Sinh, đoàn Quảng Bình cho rằng thu phí chất thải là điều tất yếu. Tuy nhiên, không thể đánh đồng tất cả các loại chất thải mà phải quy định loại chất thải hoặc kiểm đếm đầu ra của chất xả thải:

Đại biểu Đỗ Tiến Sinh chia sẻ: “Tôi cho rằng bây giờ chúng ta không thể đồng loạt đồng loạt đánh theo, tức là có rất nhiều hình thức thể hiện cái thứ hai là bây giờ chúng ta phải lý tiến kỹ thuật. Ví dụ, trong tiêu dùng chẳng hạn cũng có những cái gì trước hạn chế thì rõ ràng nó có cái lũy tuyến. Ví dụ như trong sử dụng điện đang xả thải buổi chiều ngược lại, ông càng nhiều thì tôi càng phải đánh nhiều hơn chứ không phải là tỷ lệ thuận với tôi không khuyến khích những cái gì không khuyến khích thì chúng ta rõ ràng chúng ta phải hạn chế đúng không chứ bây giờ chúng ta đánh đồng giống nhau thì như vậy chúng ta không sức đâu để đi là khắc phục việc đấy cả vậy”./.

Từ khóa: dự án luật Bảo vệ Môi trường, quốc hội, gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường

Thể loại: Nội chính

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập