Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC

Cập nhật: 25/09/2019

Từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người.

Ngày 25/2, tại Hà Nội, Đoàn giám sát của Quốc hội có buổi làm việc với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và truyền thông “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 - 2018”. Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

quoc hoi giam sat viec thuc hien chinh sach, phap luat ve pccc giai doan 2014 – 2018 hinh 1
Thứ trưởng Lê Quý Vương báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 – 2018

Trình bày báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 - 2018, Thứ trưởng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ, từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người. Thiệt hại về tài sản ước tính trị giá 6.525 tỷ đồng và 5.000 hecta rừng. Trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra trên 3.200 vụ cháy... Về nguyên nhân xảy ra cháy, chủ yếu do sự cố hệ thống điện chiếm trên 50%; do vi phạm, sơ suất trong quá trình sử dụng xăng dầu, khi đốt, hóa chất chiếm 30%.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Quý Vương, những năm qua, Bộ Công an đã thường xuyên chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thụ về PCCC, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử hạt vi phạm về PCCC. Theo đó, trong 4 năm gần đây, đã tổ chức thanh tra, kiểm tra an toàn PCCC trên 1,5 triệu lươt, xử phạt trên 98.000 trường hợp, đình chỉ gần 2.000 trường hợp, tạm đình chỉ gần 3.000 trường hợp; khởi tố, điều tra, xét xử 66 vụ án, truy tố 43 bị can.

Qua đó, kịp thời pháp hiện hàng triệu vi phạm, tồn tại, thiếu sót để kiến nghị và hướng dẫn chủ cơ sở biện pháp khắc phục, góp phần loại trừ các nguy cơ cháy, nổ trong quá trình hoạt động. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã trực tiếp dập tắt trên 12.000 vụ cháy, bảo vệ tài sản, hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đồng, đã cứu nạn và hướng dẫn thoát hiểm an toàn cho hàng ngàn người trong đám cháy… Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Quý Vương cũng chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC.

Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC với đoàn giám sát của Quốc hội.

quoc hoi giam sat viec thuc hien chinh sach, phap luat ve pccc giai doan 2014 – 2018 hinh 2
Đoàn giám sát Quốc hội sẽ làm việc trong 2 ngày với các bộ, tập đoàn việc thực hiện chính sách pháp luật về PCCC.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, qua ý kiến của các bộ, ngành, ý kiến phát biểu Đoàn giám sát nhận thấy đã chấp hành nghiêm ý kiến chỉ đạo của Đoàn Giám sát. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị, cần tiếp tục làm rõ, cụ thể thêm về nguyên nhân khách quan, chủ quan; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức; đánh giá bài học kinh nghiệm, những vấn đề cần giúp ra từ các vụ cháy, công tác thanh tra, kiểm tra; việc chấp hành pháp luật về Luật PCCC. Từ đó, tổng kết xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và giải pháp...

Được biết, từ ngày 25 đến 27/2 sẽ tổ chức 3 Đoàn giám sát đối với các Bộ: Công an, Quốc phòng, Công thương, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và du lịch, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo. Tập đoàn: Dầu khí, Điện lực, Xăng dầu, Công nghiệp, Than - Khoáng và khảo sát thực tế tại một số khu đô thị thuộc Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội và ga Hà Nội./.

Nguyễn Hiền/VOV.VN

Từ khóa: công tác phòng cháy chữa cháy, Đoàn giám sát của Quốc hội, Thứ trưởng Lê Quý Vương, luật phòng cháy chữa cháy,

Thể loại: Giáo dục

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập