Quảng Ninh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cập nhật: 24/11/2021
VOV4.VN - Tỉnh Quảng Ninh dành ít nhất 4 nghìn tỷ đồng để triển khai Chương trình tổng thể, hỗ trợ 160 nghìn người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng.
Giai đoạn 2017-2020, tỉnh Quảng Ninh xây dựng Đề án 196 nhằm huy độngsự vào cuộc củacả hệ thống chính trị,phát huy vai trò chủ thểvàsự tham gia tích cực của người dân vàothực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình 135).
Tổng nguồn vốn huy động từcácnguồn lực xã hộigần 1.800 tỷ đồng,mức bố trí vốn bình quân đối với 1 xã đặcbiệt khó khăn/nămcao hơn khoảng 7 lần so với định mứcTrungương bố trí.
Sơ đồ phân bố dân tộc tỉnh Quảng Ninh- Nguồn: Interrnet
Không chỉtạo sự thay đổi, chuyển biến rõ rệt về diện mạo, đầu tư hạ tầngnông thôn, miền núi, biên giớivàđịa bànđặc biệt khó khăn,những mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đãgiúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gần500 hộchủ động đăng ký lộ trình, phấn đấu thoát nghèo, tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Đến hết năm 2019, 100% các xã, thôn đặcbiệt khó khăntrên địa bàn tỉnh QuảngNinh được công nhậnđạt tiêu chí hoàn thành Chương trình 135trước 1 năm so với lộ trình đềra.
Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào DTTS trong tỉnh ngày càng được nâng cao- Nguồn: Trang thông tin điện tử MTTQVN
Để tiếp tục cụ thể hoá các chủ trương của Trung ương, thu hẹpkhoảng cách chênh lệchvà tỷ lệ hộ nghèo khu vực này so với các vùng miền khác, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xây dựngChương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dântộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Từ nay đến hết năm 2025, Quảng Ninh sẽ dành tối thiểu 4 nghìn tỷ đồng từ ngân sách,kết hợp với các nguồn lực huy động hợp pháp khác để thực hiệnChương trìnhtổng thể này. Mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020. Đến hết năm 2022, Quảng Ninhkhông còn thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới, 100% số xã thuộc khu vực này đạt chuẩn nông thôn mới…
Ảnh minh họa - Nguồn: báo Nhân dân điện tử
Sẽcóhơn 162 nghìn người dân tộc thiểu số,người thuộc hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức đầu tư trênđịa bànđược hưởng các chính sách hỗ trợ.
Ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh cho biết: Quảng Ninh xác định phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đầu tàu dẫn dắt xuyên suốt trong quá trình triển khai các giải pháp, chương trình phát triển. Tuy nhiên có những vấn đề phải giải quyết ngay, đó là khâu đột phá về phát triển, hoàn thiện kết cấu kinh tế - xã hội. Trước mắt trong kế hoạch 2022, Ban Dân tộc đang đề xuất xây dựng tập trung xác định các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế - xã hội tập trung cho 3 địa phương miền núi là Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà./.
Trường Giang/VOV Đông Bắc
Từ khóa: dân tộc, dân tộc thiểu số, phát triển vùng dân tộc thiểu số, phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thể loại: Đời sống
Tác giả: thu ha bt
Nguồn tin: VOV4