Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ lại rối!
Cập nhật: 05/02/2020
Chi Pu, Trang Pháp, Kiều Anh rực rỡ trong áo dài 12 con giáp
Ra mắt trưng bày “Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử”
VOV.VN - Vốn khá tương đồng với những quan điểm và lợi ích chung tại Syria sau khi Mỹ rút quân, vì sao Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bỗng chốc quay lưng?
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vừa chính thức xác nhận,các lực lượng nước này đã tấn công 54 mục tiêu ở khu vực Idlib, phía Tây Bắc Syria sau khi 8 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng do bị nã pháo cũng tại khu vực này. Giới quan sát bình luận, động thái này thực tế chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, đó là những mâu thuẫn ngày càng tăng trong mối quan hệ Nga - Thổ vốn được coi là “cặp bài trùng” tại Trung Đông thời gian qua. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến thăm Ukraine mới đây còn gọi bán đảo Crimea là lãnh thổ của Ukraine, khiến Nga nổi giận.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Al Jazeera. |
Vốn khá nồng ấm với những quan điểm và lợi ích chung tại Syria sau khi Mỹ rút quân, vì sao từ chỗ song trùng lợi ích, hai nước này bỗng chốc quay lưng, thậm chí đe dọa xóa bỏ hoàn toàn mối quan hệ đồng minh vừa thiết lập?
Trước hết phải thấy rõ, Nga và ThổNhĩ Kỳchỉ hợp tác vàlà bạntrong một số vấn đềcùng cólợi íchchungmà khó có thể gọi là“cặp bài trùng” tại Trung Đông. Hai bên sẵn sàng bỏ quamọi mâu thuẫn, bất đồng để cùng ngồi vào bàn đàm phán nhưng cũng sẵn sàng răn đebằng quân sựkhi cần thiết.
Trong mỗi vấn đề của khu vực, Nga và Thổ Nhĩ Kỳlạicócácchính sách can thiệpriêngđể đảm bảo lợi ích tối đa và ảnh hưởng ở khu vực. Do đó việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đụng độ với quân đội Syria được Nga hậu thuẫn mới đâyvàviệc Thổ Nhĩ Kỳmô tả việc sáp nhập bán đảo Crimeavào Liên bang Nga là "chiếm đóng" hayThổ Nhĩ Kỳ tố cáo Nga gửi binh sĩ đếnLybia ủng hộ lực lượngquân độiquốc gia Libya… thực sựchỉlà bề nổi của tảng băng. Điều đócho thấynhững rạn nứt trong quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ trong một số vấn đề ở Trung Đông dù lãnh đạo hai nướcchưacó tuyên bố nào về điều này khi căng thẳng leo thang.
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳnói rằngsẽ không thắt chặt mối quan hệ với Nga ở tỉnh Idlib, tây bắc Syriasau những vụ đụng độ vừa qua thì Nga cho rằngAnkara khôngtuân thủ các thỏa thuậnngừng bắn ởSochi.Mặc dù vậy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh rằng không có "tranh chấp nghiêm trọng" với Nga về những diễn biến ở Syria vào thời điểm hiện tại, nói thêm rằng đất nước của ông sẽ nói chuyện với Nga về vấn đề này với thái độ "không giận dữ".
Dư luận cho rằng đó là cách nói nhằm tránh leo thang của ông Erodgan bởi khi bị quân đội Syria tấn côngthì quân độiThổ Nhĩ Kỳđãtấn côngđáp trả52 địa điểm làm 76 binh sĩ Syria thiệt mạng. Những leo thang này được cho là lời cảnh báo của Thổ Nhĩ Kỳ khi Ngaủng hộ lực lượng Quân đội Quốc gia Libyatrong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực ủng hộ lực lượng hòa giải dân tộc, một địa bàn chiến lược của Nga và nước này có ảnh hưởng từ rất lâu.
Nga lo ngại khả năng Thổ Nhĩ Kỳ đưa binh sĩđến Libya sẽ gây ra phản ứng từ các nước láng giềngvà khiến Libya thêm phức tạp.Tuy nhiên cuộc đối thoại giữa Ankara và Moscow không bị gián đoạnvà được cho là căng thẳng vẫn đang được kiểm soát.
Những con bài mặc cả mà hai bên đang chuẩn bị
Thực sự những toan tính và nước cờ mà cácbênđưa ra rất khó dự đoán bởi giữa đối thoại hay tuyên bố lại khác xa việc các bên thực thiện.Tuy nhiên có thể thấy Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cần có nhau trong một số vấn đề để kìm hãm ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đôngnhư vụmua bán vũ khí S-400 hay cuộc chiến chống khủng bố ở Syria…nhưng cũng bất đồng trong một số vấn đề cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Đông.
Trong khi Nga ủng hộ chính quyềnTổng thống Syria Bashar al-AssadthìThổ Nhĩ Kỳ ủng hộcác lực lượng đối lập, bất đồng này cũng tương tự như ở Libya. Chiêu bài gây hấn để mặc cả được nhiều nước sử dụng trong thời gian qua, nhất là trong các vấn đề ở khu vực Trung Đông như Syria, Libya kể cả ở Sudan, Yemen, Iran, Iraq…
Từ cuối năm 2019 tới nay, vấn đề Libya lại trở nên nóng hơn khi Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng ảnh hưởng ở nước này.Động thái này giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ vực dậy các dự án và hợp đồng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya ước tính trị giá khoảng 18 tỷ USD so với 9,8 tỷ USD năm 2010.
Xung đột Libya là nhân tố quan trọng trong trò chơi thương lượng của Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì nó đan xen với các vấn đề và lợi ích quan tâm ở Trung Đông và Châu Phi. Libya là nơi giao thoa địa chính trị,kho chứa các mối đe dọa và rủi ro liên quan đến hai khu vựcnhư làkhủng bố, nhập cư bất hợp pháp và tội phạm có tổ chức. Mặc dù vậy các nước lớn ởkhu vực và quốctếvẫnđang cạnh tranh ở nhiều mức độ khác nhau. Đó là chưa kể tới cuộc đấu năng lượng ởbiểnĐịa Trung Hải.
Sự cạnh tranh ảnh hưởng và lợi ích kinh tế, quân sự của các nước khiến khu vực Trung Đông luôn trở nên bất ổn và phức tạp. Giới quan sát cũng như người dân ở các nước đang bất ổn chưa nhìn thấy tương lai của hòa bình và ổn định.
Tương lai mối quan hệ Nga - Thổ
Theo giới phân tích quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu nay không thể gọi là thân thiết.Không thể lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và NATO mua S-400 của Ngalà “cái bắt tay bền chặt”. Đó là sự thay đổi một phần trong chính sách của ThổNhĩ Kỳ nhằmgiảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và NATO khi nghiêngvề phía Nga, còn Nga cần Thổ Nhĩ Kỳ để tăng ảnh hưởng ở Trung Đông.
Nga đảm bảo 55% nhu cầu khí đốt tự nhiênchoThổ Nhĩ Kỳ.Nhiều nhà quan sát nhận định sự hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga không chỉ giới hạn ở khía cạnh chính trị liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria mà còn bao gồm cả khía cạnh kinh tế và quân sự.Đó là mối quan hệ cùng có lợi hoặc là những bất đồng lợi ích.
Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24của Nga khi đang tham gia chiến dịch tại Syria hồi tháng 11/2015 tưởng như sự rạn nứt biến thành xung đột lớn nhưng ngay sau đó hai bên đã ngồi lại với nhau. Yếu tố kinh tế,anninhvà sự thay đổi chính sách ngoại giao được cho là nguyên nhânhai bên cần có nhau.Quan hệ đối tác mới được thiết lậpgiữaNga– Thổ Nhĩ Kỳvẫn còn mong manh và đang trong quá trình thay đổi.
Cuộc tấn công gần đây của chế độ Syria do Nga hậu thuẫn vào Idlib cho thấy rõ ràng giới hạn của sự hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông và ngoài Trung Đông.Trong tương lại, quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ rất khó xảy ra xung độtlớnnhưng lại tồn tại sự cạnh tranh.Nhưng sự cân bằng quyền lực là chìa khóa để hình thành và định hướng một mối quan hệgiữa hai nước này./.
Hợp tác Nga - Thổ Nhĩ Kỳ giúp xoay chuyển cục diện chiến sự Libya?
Từ khóa: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, Libya
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN