PVN muốn phân cấp đầu tư hoạt động thăm dò khai thác dầu khí

Cập nhật: 25/09/2019

VOV.VN - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam rất cần cơ chế đầu tư trực tiếp và kiến nghị Chính phủ có cơ chế vốn cho công tác tìm kiếm thăm dò.

Đưa ra những giải pháp nhằm phát triển việc khai thác bền vững của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết, năm 2019 tập đoàn chỉ đặt ra kế hoạch khai thác 10,43 triệu tấn dầu thô. Điều này cho thấy tốc độ khai thác suy giảm nhưng vẫn rất cần có giải pháp để Tập đoàn có cơ hội phát triển.

Theo ông Thập, có 3 nhóm giải pháp cần thực hiện đó là tiếp tục khai thác có hiệu quả các mỏ dầu và khí hiện có để thực hiện chỉ tiêu năm 2019. Nhưng để đảm bảo duy trì hoạt động này, PVN cần được Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban quản lý vốn tiếp tục ủng hộ các khuôn khổ pháp lý theo các hợp đồng dầu khí đã ký kết, các quy trình phê duyệt đã và đang thực hiện tốt hơn, chất lượng cao hơn mới có thể đảm bảo được chỉ tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, PVN cần duy trì hoạt động tìm kiếm, thăm dò. Hiện toàn bộ việc đầu tư cho công tác này của PVN cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đến ngày 31/12/2018 đã xấp xỉ 52 tỷ USD. Trong đó, đầu tư từ nước ngoài là 36 tỷ USD. Riêng việc đầu tư cho công tác tìm kiếm đã lên tới 18 tỷ USD, nhưng phần đầu tư của Tập đoàn chỉ chiếm trên 2 tỷ USD là một tỷ lệ rất ít. “Điều này chứng minh việc PVN làm rất tốt việc thu hút đầu tư nước ngoài và chia sẻ rủi ro”, ông Thập cho hay.

thieu von cho tham do khai thac pvn de xuat co che dau tu truc tiep hinh 1
Lãnh đạo PVN cho hay,việc đầu tư cho thăm dò khai thác dầu khí hiện nay vô cùng khó khăn. (Ảnh minh họa: Năng lượng Việt Nam)
Ông Thập cũng cho biết, dư địa để đầu tư cho tìm kiếm thăm dò dầu khí trong nước còn rất lớn, việc đề ra kế hoạch thăm dò 10 – 15 triệu tấn dầu trong thời gian tới đây và với mức giá dầu cao hơn 80 USD/thùng sẽ gia tăng giá trị trong khai thác nhiều hơn.

Tuy nhiên, việc đầu tư cho thăm dò khai thác dầu khí hiện nay vô cùng khó khăn, đến thời điểm hiện tại mới chỉ phát hiện khoảng 20 triệu tấn. Điều này sẽ dẫn đến việc PVN vừa phải lo ngại giá dầu biến động, vừa còn phải huy động nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước.

Theo ông Thập, lúc này PVN rất cần cơ chế đầu tư trực tiếp và kiến nghị Chính phủ có cơ chế vốn cho công tác tìm kiếm thăm dò. Cần có phân cấp trong quản lý đầu tư tìm kiếm thăm dò với các khoản đầu tư khác. Quá trình tìm kiếm thăm dò sẽ tiếp tục được lựa chọn tại những khu vực ưu tiên để nâng cao hoạt động đầu tư tìm kiếm.

Đối với các nguồn đầu tư gián tiếp, PVN mong muốn có cơ chế thu hút FDI khẩn cấp, nên cần sửa đổi khung hợp đồng hiện nay và văn bản pháp lý đi kèm, đảm bảo thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả.

“Năm vừa rồi PVN chỉ ký được vài hợp đồng đối với các nhà đầu tư trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài đều nghi ngại với khung pháp lý của Việt Nam, khi việc bổ sung thêm Thông tư, Nghị định cũng làm nhà đầu tư nghi ngại như các khoản thuế mặt nước... Do đó, PVN kiến nghị Nhà nước cần đảm bảo tính ổn định chính sách đảm bảo PVN thực hiện đúng các cam kết trong những hợp đồng đã ký”, ông Thập mong muốn.

Một vấn đề được ông Thập nêu lên một cách quyết liệt đó là việc phát triển đồng bộ các dự án khí trọng điểm như LÔ B, Cá Voi xanh. Hiện dự án khai thác dầu khí tại Lô B đã bị chậm nhiều năm, dự án Cá Voi Xanh có nguy cơ chậm vì phần thượng nguồn là PVN đang triển khai tích cực, nhưng nhà máy tiêu thụ khí lại có vướng mắc.

Bên cạnh đó, báo cáo tiền khả thi đã được các Bộ, ngành thẩm định nên PVN kiến nghị đẩy nhanh để sớm phê duyệt. Đồng thời, PVN kiến nghị Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Quảng Nam sớm có ý kiến về vị trí và mặt bằng đường ống đi qua Quảng Nam sang Quảng Ngãi.

Bên cạnh đó, hiện PVN chưa có quyết định chủ trương đầu tư dự án điện khí Ô Môn 3 và 4, Ô Môn 2 cũng chưa có chủ đầu tư dẫn tới việc ký đàm phán bên bán và mua chưa có, do vậy cần sớm quyết định chủ trương đầu tư các nhà máy điện này.

Liên quan đến việc mở rộng Công ty lọc hóa dầu Dung Quất (BSR), ông Lê XuânHuyên, Chủ tịch HĐQT Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn Tổng mức đầu tư là 1,8 tỉ USD, dưới dự chỉ đạo của PVN, công ty đã triển khai nhiều việc như thẩm định, đền bù giải phóng mặt bằng đạt trên 95%, đánh giá tác động môi trường (DTM).

Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng hiện nay vẫn chậm vì gặp nhiều khó khăn, công tác phê duyệt DTM vẫn chậm kéo theo khó khăn và chậm trong lựa chọn nhà thầu EPC.

Trước những khó khăn kể trên, BSR đã đề ra một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ dự án. Công tác thu xếp vốn theo phương pháp thông thường khó khăn, chậm so với kế hoạch đề ra. Các phương pháp thu xếp vốn khó khăn do các định chế tài chính nên công ty đã phải làm báo cáo rất nhiều lần… Công ty đã đàm phán với các nhà cung cấp vốn nước ngoài, tiết giảm cơ chế điều hành và nâng cao tính hấp dẫn của dự án bằng cơ chế đầu tư./.

Từ khóa: tập đoàn dầu khí, thăm dò, khai thác, cá voi xanh, nguồn vốn đầu tư

Thể loại: Kinh tế

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập