Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân 2 bước vào giai đoạn thực hiện những mũi khoan cuối cùng sau 32 tháng khoét núi, mở đường để thông hầm kỹ thuật, nối TT-Huế và Đà Nẵng, song song với hầm Hải Vân 1 đưa vào khai thác gần 20 năm trước.
Giám sát công tác khoan gương cuối nổ mìn thông hầm.
Di chuyển ván khuôn (form 1) vào vị trí thi công mới block 113 chuẩn bị thông hầm.
Vỡ òa phút giây hạnh phúc khi mũi khoan cuối cùng thông 6,2km hầm Hải Vân hoàn thành của các kỹ sư hầm, cầu đường Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Tấn Đông, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đèo Cả, cho biết đầu tháng 10 vừa qua những mũi khoan cuối cùng đã thông hầm Hải Vân 2. "Việc thông hầm đánh dấu mốc quan trọng của ngành giao thông vì đây là công trình hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, do người Việt làm chủ hoàn toàn công nghệ thi công", ông Đông nói.
Những hạng mục còn lại đang thi công gồm bê tông vỏ hầm, lắp đặt thang máng cáp, nền mặt đường, hệ thống thoát nước...
Hơn 32 tháng thi công, hàng trăm công nhân đã hoàn tất mũi khoan cuối cùng, thông tuyến hầm Hải Vân 2, nối tỉnh Thừa Thiên - Huế với Đà Nẵng.
Công trình hầm đường bộ 7.200 tỷ nối thông Thừa Thiên - Huế với Đà Nẵng do người Việt làm chủ hoàn toàn công nghệ.
Năm 2016, Bộ GTVT phê duyệt dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân 2, triển khai tại trục đường lánh nạn hầm đường bộ Hải Vân, biến nơi đây thành tuyến hầm chính song song với hầm Hải Vân 1 hiện nay. Công trình có tổng chiều dài hơn 12,6km, gồm đường dẫn phía bắc (thuộc thị trấn Lăng Cô, TT-Huế) dài 2,1km, đường dẫn phía nam (thuộc Đà Nẵng) dài 4,3km; riêng tuyến đường hầm xuyên qua núi Hải Vân dài hơn 6,2km; với tổng mức đầu tư 8.516 tỷ đồng. Dự án do Cty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư.
Sau 32 tháng thi công, công trình hầm Hải Vân 2 dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối tháng 10/2019, sau đó sẽ hoàn thành xây dựng tổng thể và đưa vào khai thác vào cuối năm 2020. Hầm đường bộ Hải Vân 2 có trục thiết kế chạy song song với hầm Hải Vân 1.
Ngoài hạng mục đào thông hầm, việc phun bê tông vỏ hầm đạt trên 60% khối lượng, phần cầu và đường dẫn vào hầm Hải Vân 2 thực hiện với khối lượng đạt trên 70%.
Công tác lắp đặt các trang thiết bị kỹ thuật được các nhà thầu khẩn trương triển khai để hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Các công trình phục vụ cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, xây dựng trạm dừng kiểm tra kỹ thuật… cũng đang được khẩn trương triển khai.
Trong ảnh là đại diện đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra việc lắp đặt lan can ở cầu 10.
Công nhân đang gấp rút thi công những hạng mục còn lại ở các cầu tại đường dẫn phía bắc và nam hầm.
Hai hầm cách nhau 30m, chiều rộng đường hầm Hải Vân 2 là 8,5m, gồm 2 làn xe. Hầm Hải Vân 1 và 2 được xem là hai hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Theo đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả, với kế hoạch và phương án thi công chủ động, các vấn đề kỹ thuật phát sinh được xử lý kịp thời, tiến độ và chất lượng dự án được kiểm soát chặt chẽ, mục tiêu hoàn thành dự án đưa vào sử dụng đúng tiến độ luôn được ưu tiên, công trình trọng điểm quốc gia này hy vọng sẽ về đích đúng hạn nhằm góp phần giảm tải lưu lượng xe cộ qua lại hầm Hải Vân 1 ngày càng tăng như hiện nay.
Phía bắc hầm Hải Vân, tuyến đường dẫn nối từ thị trấn Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế) và các cầu cũng đã hoàn thành hơn 95% khối lượng.
Tại gói thầu cầu Hải Vân, đơn vị thi công đã hoàn thành việc đúc dầm và cọc khoan nhồi, mố trụ. Đến nay, đơn vị thi công đã lao 23/26 nhịp dầm.
Hiện trạng lao lắp dầm nhịp số 4.
Sau 32 tháng thi công, công trình hầm Hải Vân 2 dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối tháng 10/2019, sau đó sẽ hoàn thành xây dựng tổng thể và đưa vào khai thác vào cuối năm 2020. Hầm đường bộ Hải Vân 2 có trục thiết kế chạy song song với hầm Hải Vân 1. Hai hầm cách nhau 30m, chiều rộng đường hầm Hải Vân 2 là 8,5m, gồm 2 làn xe. Hầm Hải Vân 1 và 2 được xem là hai hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.