Phương án thi Trung học phổ thông mới: Giảm hay tăng tải?
Cập nhật: 24/04/2020
Bắt giam cựu điều tra viên ở Đồng Nai vì dùng nhục hình
"Nổ" quan hệ với nhiều lãnh đạo để lừa đảo lấy tiền "tách thửa"
VOV.VN - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2020.
Các thi sinh trao đổi sau kỳ thi THPT quốc gia 2019. |
Chị Nguyễn Thị Kim Hiền, ở khu phố 6, phường Thới An, quận 12, TP HCM có con chuẩn bị bước vào kỳ thi này cơ bản đồng ý với phương án mới của Bộ. Theo chị Hiền, thực ra các em chỉ mới học hết học kỳ 1, còn học kỳ 2 thì học theo hình thức online. Đây là hình thức học linh động, nhưng hiệu quả không bằng trực tiếp trên lớp do thiếu tính tương tác. Trước đó, con chị học nhóm với bạn 3 môn học chính là Văn – Toán – Anh văn. Từ khi dịch bệnh, các em không học nhóm với nhau như trước, không thảo luận, khó nâng cao kiến thức nên chị Hiền tạm mong cho con mình tốt nghiệp THPT là được.
"Theo như tôi thấy, thi để xét tốt nghiệp cũng hợp lý vì các em học online, có chỗ hiểu chỗ không, không bằng trực tiếp trên trường. Tôi nghĩ đề thi nên chú trọng vào kiến thức các em được học ở trường. Tạm thời nên lo cho tốt nghiệp trước", chị Hiền nói.
Trái với sự lo lắng của mẹ mình, em Châu Thị Kim Tuyến, con của chị Hiền, học sinh lớp 12 Trường Võ Trường Toản, quận 12 khá tự tin nếu vẫn được thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và lấy điểm vào đại học như năm ngoái. Tham khảo những đề thi năm trước, Kim Tuyến tự tin mình có thể vượt qua kỳ thi, với mục tiêu chính là đậu vào ngành quản trị du lịch của Trường Đại học Hoa Sen TP HCM hay Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM.
Em Tuyến cho rằng, chỉ cần đề thi vừa tầm thì không cần phải điều chỉnh về phương án thi: "Em nghĩ cứ như hàng năm là được rồi, thi tốt nghiệp rồi lấy điểm đó xét tuyển vào đại học. Phải làm thêm hình thức khác thì sẽ rắc rối hơn. Em mong kỳ thi sẽ vừa tầm, bỏ qua phần chưa học tới và kiến thức không quá nâng cao".
Xưa nay, việc thi cử luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội bởi có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của thế hệ trẻ và cũng là thước đo đánh giá năng lực của ngành giáo dục. Tâm lý hoang mang, lo lắng với thông tin mới về kỳ thi THPT năm nay là có cơ sở, bởi sẽ tạo ra sự xáo trộn không cần thiết./.
Từ khóa: phương án thi THPT quốc gia, thi tốt nghiệp, giảm tải, áp lực
Thể loại: Giáo dục
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN