Phụ nữ phải vượt qua những "ải" này trong đời để hạnh phúc an yên
Cập nhật: 01/10/2020
VOV.VN - Đời đàn bà mỗi người một số kiếp, chẳng ai giống ai. Dưới đây là những cột mốc của đời đàn bà, ai xuất sắc vượt qua chắc chắn sẽ hạnh phúc an yên, thảnh thơi hưởng phúc.
30 tuổi, đàn bà nên lập gì?
Đàn bà tuổi 30 phải lập thân, lập nghiệp và lập gia.
Lập thân là tạo lập nhân cách và tu dưỡng bản thân. Là phụ nữ vốn “chân yếu tay mềm” nên bạn càng phải có ý chí tự lực tự cường. Ngoài rèn luyện đạo đức, sống khôn khéo, nhã nhặn, bạn còn phải học cách thoát ra khỏi vòng tay bảo bọc của cha mẹ, học cách đừng dựa dẫm đàn ông quá nhiều… để tự mình nên người mỗi ngày. Đây là yếu tố căn bản để bạn có được chỗ đứng trong xã hội, không còn bị coi thường.
Ở tuổi 30 thì bạn cần phải đi làm, có trách nhiệm khẳng định vị trí của mình trong công việc. Ở tuổi 30 đàn bà cũng đừng trì hoãn việc lấy chồng, rồi bạn sẽ thấy khi yêu đương ta có thể vô trách nhiệm đến mức vài xích mích là đòi chia tay nhưng kết hôn rồi thì bạn sẽ trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn.
Đàn bà 30 nếu đang yêu đừng trì hoãn việc lấy chồng, sinh con đẻ cái. Rồi bạn sẽ thấy, khi yêu đương ta có thể vô trách nhiệm đến mức chỉ cần một vài xích mích nhỏ đã vội vã nói lời chia tay. Vậy nhưng, hôn nhân sẽ giúp ta chín chắn, suy nghĩ thấu đáo và sống có trách nhiệm hơn. Gia đình chính là điểm tựa tâm hồn, bạn đời chính là người giúp ta có hậu vận yên ổn, êm đềm.
40 tuổi, phụ nữ nên hiểu gì?
Sau giai đoạn lập thân, lập nghiệp, lập gia, phụ nữ không còn trẻ để cứ thờ ơ với suy nghĩ của bản thân và những gì diễn ra ngoài xã hội.
40 tuổi là đã có sự trưởng thành nội tâm nhất định. Bạn có lý tưởng phù hợp thực tế và bạn cố gắng hiện thực hóa nó để làm thỏa mãn mình. Ngoài thỏa ý thích bản thân, bạn cũng nhớ vẹn toàn trách nhiệm với gia đình và xã hội, hiếu thuận với cha mẹ, dạy dỗ con cái đến nơi đến chốn.
Đàn bà 40 đủ trải đời, đủ kinh nghiệm sống để hiểu rằng nếu cứ sống vì người khác mà bỏ quên chính mình thì đấy là tội ác. Họ cần học cách trân trọng bản thân, hiện thực hóa những ấp ủ, ước mơ những tưởng đã chìm vào quên lãng. Đừng ngại thay đổi, cũng đừng ngại mạo hiểm. Trên đời này, thứ gì cũng có cái giá của nó. Bạn muốn biết đi phải chấp nhận những đau đớn khi vấp ngã, muốn thành công cần nếm trải thất bại.
Chăm sóc, quan tâm chồng chu đáo, dạy dỗ con nên người, hiếu thuận với mẹ cha là điều đàn bà nào cũng nên vẹn toàn.
50 tuổi, phụ nữ nên biết gì?
Đến mốc này, phụ nữ đã đủ thâm niên để biết về địa vị bản thân, những gì làm được và chưa làm được, không oán trách số phận.
30 tuổi là lúc cuộc đời còn khá biến động, 40 tuổi thường là lúc đạt đỉnh điểm và 50 tuổi là bắt đầu ổn định. Nếu không có biến cố gì lớn thì coi như đã đến lúc hoàn thành phần trách nhiệm cuối cùng để có thể an hưởng tuổi già.
Vì đã đi qua phân nửa cuộc đời nên họ khá tỉnh táo, hiểu rõ về bản thân, chấp nhận chứ không oán than số phận nữa. Cho dù có bất mãn, gào thét thì cũng chẳng có đủ lực vùng dậy.
Lúc này, bạn hãy ngừng sân si, thôi thù hằn những người khiến bạn phật lòng. Thay vì hằn học, xấu tính bạn hãy rộng lòng cho qua tất cả để lòng luôn nhẹ bẫng.
60 tuổi, phụ nữ nên thấu gì?
Thấu đời, thấu danh lợi và thấu sinh mệnh!
Đời người có 3 giai đoạn: từ lúc ra đời đến trước khi bước ra xã hội, là lúc học tập, tích lũy tri thức, tôi gọi đây là giai đoạn trưởng thành; khoảng 30 tới khi nghỉ hưu, đây là quãng thời gian cho công việc, giai đoạn cống hiến cho xã hội, gia đình, cha mẹ, con cái, tôi gọi đây là giai đoạn cống hiến; từ sau khi nghỉ hưu, từ con người của xã hội trở về làm con người cả gia đình, hưởng thụ tuổi già, hưởng thụ sự chăm sóc của con cái, tôi gọi đây là giai đoạn thu hoạch.
Người 60 tuổi, sống một cuộc sống khỏe mạnh, tích cực, vui vẻ là điều quan trọng nhất, ít nhất bạn có thể giảm bớt gánh nặng trách nhiệm cho con cái.
Lúc còn đi làm, bạn là ai ở nơi làm việc quyết định địa vị xã hội của bạn; khi nghỉ hưu rồi địa vị đó cũng thay đổi, bạn không còn là người của xã hội nữa mà là con người của gia đình, tất cả những gì bạn đạt được đều trả lại hết cho xã hội, hiệu trưởng, giám đốc, kỹ sư, giáo sư, bác sỹ… một khi đã nghỉ hưu rồi thì ai cũng là: người về hưu./.
Từ khóa:
Thể loại: Đời sống
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN