Phòng và chống “bệnh” thành tích, háo danh trong giáo dục (11/7/2020)

Cập nhật: 11/07/2020

Mỗi khi năm học kết thúc, bảng điểm của học sinh, con em chúng ta lại tràn ngập trên mạng xã hội, hay những câu chuyện ở văn phòng, cơ quan: tỷ lệ khá và giỏi gần như tuyệt đối! Và có một bức ảnh gây tranh luận nhiều nhất, chú ý nhiều nhất những ngày qua là một lớp học tiểu học, tất cả học sinh trong lớp đều giơ giấy khen, chỉ duy nhất cậu học trò ngồi đầu bàn là không có giấy khen trong tay. Trong khi tất cả các bạn giơ giấy khen lên, có thể là để chụp hình, cậu học trò trở nên "nổi bật" một cách nhỏ bé và lẻ loi. Theo góc ảnh thì người chụp đứng hướng trên bục giảng nhìn xuống quang cảnh. Hiện tại, chưa xác minh được nguồn gốc bức ảnh chụp ở trường nào, lớp nào, địa phương nào. Cũng chưa thể khẳng định, em học sinh không được giấy khen hay đây liệu có phải là hình ảnh được cắt ghép hay không, nhưng nó thổi bùng lên tranh luận: chuyện bệnh thành tích, háo danh trong giáo dục. Nó cũng không phủ nhận được thực tế rằng, bệnh thành tích trong giáo dục vẫn đang rất nặng nề, dẫu có sự đổi mới. Phải chăng bệnh thành tích trong giáo dục có nguyên nhân không nhỏ từ chính xã hội, từ bậc phụ huynh, từ lãnh đạo ngành giáo dục và chính quyền địa phương và muốn thay đổi phải thay đổi từ những chủ thể đó, chứ không nên đổ dồn lên đầu giáo viên? Cùng bàn luận chủ đề này, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư Tiến sỹ Trần Thanh Nam, trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từ khóa: #bệnh thành tích trong giáo dục

Thể loại: Thời sự

Tác giả:

Nguồn tin: VOV1

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập