Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam giám sát cán bộ, đảng viên
Cập nhật: 01/01/2023
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
VOV.VN - Với chức năng giám sát và phản biện xã hội, thời gian qua, hệ thống Mặt trận các cấp đã góp phần quan trọng trong giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, qua đó góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tại Quảng Ninh, năm 2022, đã có 52 cán bộ chủ chốt của 16 sở, ngành của địa phương này được thực hiện giám sát tại nơi làm việc và nơi cư trú. Việc giám sát do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh thực hiện bảo đảm đúng nguyên tắc, quy định của pháp luật; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội…
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Hồi cho biết, đầu tiên phải xác định, lựa chọn chuyên đề đúng trúng với yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh hiện nay. Liên quan đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền phải đi sâu vào việc giám sát người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại nơi công tác và nơi cư trú, để xem anh ta thật sự nêu gương trong việc thực hiện các quy định của Đảng, cũng như pháp luật của Nhà nước, trước đội ngũ cán bộ, công chức cũng như trước nhân dân địa phương hay không”.
Cùng với Quảng Ninh tại nhiều địa phương, Mặt trận cơ sở cũng đã tổ chức đặt hòm thư tiếp nhận phản ánh của nhân dân ở 100% các khu dân cư, lập sổ theo dõi mở hòm thư tiếp nhận thông tin phản ánh của nhân dân và các kênh khác theo quy định; chỉ đạo các khu dân cư thực hiện việc niêm yết 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, 19 điều quy định đảng viên không được làm tại nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, nơi sinh hoạt cộng đồng để tạo điều kiện cho Nhân dân biết, nhận diện và tham gia giám sát.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhận định: “Theo chức năng, nhiệm vụ Mặt trận phải tập trung vào công tác giám sát phản biện. Chính giám sát phản biện làm tốt của Mặt trận thì cũng là để tham gia xây dựng Đảng và xây dựng Nhà nước tốt. Cũng chính giám sát phản biện để Mặt trận cũng là tập hợp đoàn kết và cũng là đại diện quyền và lợi ích cho nhân dân”.
Mặc dù đạt nhiều kết quả bước đầu, nhưng theo ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, công tác cán bộ, nhất là giám sát vai trò người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp chất lượng một số cuộc giám sát chưa cao, chưa đánh giá đúng thực chất của vụ việc, bởi vậy chưa đủ sức góp phần ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Ông Lê Tiến Châu đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật MTTQ Việt Nam, trong đó quy định chi tiết, cụ thể hơn để đảm bảo MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội.
“Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên là nêu gương trong công việc, trong suy nghĩ, trong hành động trong cuộc sống. Nếu cán bộ, đảng viên không nêu gương, không chấp hành nghiêm các quy định pháp luật thì có thể qua mắt được tổ chức, qua mắt được cấp trên nhưng không thể qua mắt được người dân. Thông qua hoạt động giám sát, chúng tôi cũng có thể phát hiện ra những việc làm chưa đúng, chưa gương mẫu của cán bộ đảng viên, từ đó tham mưu cho Đảng, cùng với chính quyền để khắc phục, chấn chỉnh những điều chưa chuẩn mực của cán bộ đảng viên”, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh./.
Từ khóa: giám sát của mặt trận, giám sát cán bộ đảng viên, vai trò nêu gương của đảng viên người đứng đầu
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN