Phát huy giá trị của lễ hội mùa Xuân
Cập nhật: 09/02/2023
Bắt giam cựu điều tra viên ở Đồng Nai vì dùng nhục hình
"Nổ" quan hệ với nhiều lãnh đạo để lừa đảo lấy tiền "tách thửa"
(VOV5) -Lễ hội truyền thống mùa Xuân là loại hình sinh hoạt tổng hợp bao gồm nhận thức và quan niệm của mọi người về các mặt vật chất, tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và nghệ thuật.
Hằng năm cứ vào mùa Xuân, khắp mọi vùng miền trong cả nước đều diễn ra lễ hội mùa xuân. Đây là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với những người có công với dân, với nước; tri ân các bậc tiền nhân và cầu mong quốc thái, dân an, một năm an lành, cuộc sống sung túc, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
Hoạt cảnh tại lễ hội cầu ngư làng Thai Dương, phường Thuân An, thành phố Huế. Ảnh: VOV |
Lễ hội truyền thống mùa Xuân là loại hình sinh hoạt tổng hợp bao gồm nhận thức và quan niệm của mọi người về các mặt vật chất, tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật của từng tộc người.
Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2023. Ảnh: VOV |
Các lễ hội truyền thống mùa Xuân có 2 phần: phần lễ và phần hội. Lễ hội Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), Lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội), lễ khai ấn Đền Trần (tỉnh Nam Định), hội Lim (tỉnh Bắc Ninh), lễ hội núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh)... là những lễ hội mùa Xuân truyền thống, thu hút rất đông du khách gần xa.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Ảnh: NVCC |
Lễ hội mùa Xuân gắn với văn hóa dân gian, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng qua các lễ hội mùa Xuân đã trở thành nét đẹp trong phong tục của người dân Việt Nam, được bảo lưu và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đến với lễ hội, con người như được giải thoát khỏi những ưu tư, phiền muộn, tin tưởng lạc quan về những khát vọng vươn tới.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, cho biết: "Lễ hội mùa Xuân là lễ hội mở đầu cho một năm mới nên những gì ta mong chờ, háo hức đều gửi gắm vào lễ hội. Khi đi lễ hội, con người được trải tấm lòng, cảm thấy mới và như sắp khám phá ra vấn đề gì đó và cảm thấy như được về với quê hương, về với cộng đồng và được sống trong bầu không khí nhân văn.Mọi người đến với các lễ hội Xuân với tinh thần cộng cảm, như trở về nguồn. Hội Xuân cũng có giá trị cố kết mọi người, hòa vào cộng đồng. Không khí đầu năm khiến mọi người đều ước mơ cái mới, ước mơ những điều hay nhất, đẹp nhất và tránh đi những điều rủi ro. Vì thế, mọi người đi hội Xuân đều phơi phới trong lòng, dù có vất vả nhưng mọi người đều vui".
Lễ hội mùa Xuân đầu năm vốn luôn gắn với những giá trị truyền thống cao đẹp, nhân văn. Việc tổ chức tốt lễ hội Xuân chính là làm sống lại lịch sử hào hùng của dân tộc, góp phần tôn vinh, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, lễ hội mùa Xuân, văn hóa dân tộc Việt Nam, Dân gian Việt Nam
Thể loại: Giáo dục
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5