Pháp có thể kéo dài thời hạn phong tỏa toàn quốc vì Covid-19
Cập nhật: 21/03/2020
Campuchia kêu gọi cộng đồng hỗ trợ ngành y tế trong nỗ lực ngăn ngừa tự tử
Thêm một tòa soạn báo của New Zealand sa thải người lao động
VOV.VN - Tính đến chiều 20/3, nước Pháp ghi nhận 12.612 ca nhiễm Sars-CoV-2, tăng hơn 1600 ca trong vòng 24 giờ, với tổng cộng 450 ca tử vong.
Trong ngày 20/3, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Pháp tiếp tục diễn biến phức tạp, nước này nhiều khả năng phải kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc, so với thời hạn 15 ngày như dự kiến.
Tính đến chiều ngày 20/3, nước Pháp ghi nhận 12.612 ca nhiễm Sars-CoV-2, tăng hơn 1600 ca trong vòng 24 giờ, với tổng cộng 450 ca tử vong, tăng 78 ca so với ngày 19/3. 87% số ca tử vong là người trên 70 tuổi. 5226 bệnh nhân đang được nhập viện, trong đó gần 1300 ca bệnh nặng. Tính đến ngày 20/3, đã có 1587 người được chữa khỏi và xuất viện.
Ảnh:Anadolu. |
Theo ông Jérôme Salomon, Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế - Bộ Y tế Pháp, các biện pháp phong tỏa chưa thể có tác động ngay, đồng thời nước Pháp có khả năng phải kéo dài thời hạn phong tỏa toàn quốc so với dự kiến:
"Lệnh phong tỏa sẽ không có tác dụng ngay tức thì. Các bạn biết là, thời gian ủ bệnh của vi rút dao động từ 2 đến 14 ngày, cũng như rất nhiều người đang được cách ly hiện nay có thể nhiễm vi rút trước thời điểm bắt đầu phong tỏa và chưa đổ bệnh với các triệu chứng rõ ràng. Kéo dài thời hạn phong tỏa là một khả năng, đương nhiên phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh, nhưng đặc biệt phụ thuộc vào việc tất cả mọi người tuân thủ các biện pháp cách ly"..
Nước Pháp đang trong ngày thứ 4 thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn chưa chấp hành nghiêm túc lệnh cấm của chính phủ, đặc biệt số người viện lý do đi tập thể dục để ra đường vẫn còn tương đối đông. Trước tình trạng này, nhiều địa phương đã phải đóng cửa các công viên, vườn cây, các bãi biển và các khu vực công cộng. Các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn cũng được áp dụng, đặc biệt tại các nhà ga và sân bay.
Bộ trưởng Nội vụ, ông Christophe Castaner, ủng hộ việc các địa phương thắt chặt các biện pháp, trong đó có cả việc thiết lập giờ giới nghiêm, nhằm đảm bảo người dân tuân thủ tuyệt đối lệnh phong tỏa của chính phủ. Bộ trưởng Nội vụ Pháp cho rằng, việc tăng cường các biện pháp chặt chẽ không nhằm xử phạt mà là để bảo vệ người dân:
"Tất nhiên đây không phải là việc thiết lập giờ giới nghiêm quốc gia, trên toàn lãnh thổ nhưng cần phải đồng hành cùng các quyết định ở cấp địa phương, chẳng hạn như kế hoạch thiết lập giờ giới nghiêm trên toàn thành phố Nít-x (Nice) của ông Thị trưởng thành phố này. Bởi vì qua làm việc với ông tỉnh trưởng và các nhân tố tại địa phương, ông ấy cảm thấy đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người dân trong thành phố".
Thành phố Nice, miền Nam nước Pháp, sẽ là địa phương đầu tiên thiết lập giờ giới nghiêm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Kể từ 20h ngày thứ Sáu, 20/3, sau khi các cửa hàng và hiệu thuốc đóng cửa, khi đèn chiếu sáng trên phố được tắt bớt, báo hiệu giờ giới nghiêm bắt đầu, tất cả người dân thành phố này không được phép ra ngoài, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt chẳng hạn như những nhân viên y tế và người có trách nhiệm thăm viếng, chăm sóc những người phụ thuộc./.
Từ khóa: về nước tránh dịch, đang ở đâu cứ ở yên đó, dịch Covid-19, nCoV, SARS-CoV-2
Thể loại: Thế giới
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN