PGS.TS Nguyễn Xuân Thành lý giải độ "vênh" giữa điểm thi tốt nghiệp THPT với điểm học bạ
Cập nhật: 28/08/2020
Bị bắt khi định lừa 150 triệu đồng để lo cho công an lấy xe vi phạm ra sớm
Triệt xóa nhóm thiếu niên gây ra nhiều vụ cướp giật và trộm cắp tài sản
Ngay sau khi công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ GD&ĐT cũng đã công khai kết quả đối sánh điểm thi THPT với điểm học bạ của thí sinh. Kết quả đối sánh cho thấy, tất cả các tỉnh/thành phố đều sự chênh lệch điểm theo hướng điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT thấp hơn điểm trung bình học bạ. Trong đó, độ chênh lệch điểm thi THPT với điểm học bạ cao nhất là 1,70 điểm (Nghệ An, Long An). Mức chênh lệch điểm thấp nhất là Bình Dương (0,32 điểm), Ninh Bình (0,45 điểm)… Đáng chú ý, 3 địa phương để xảy ra gian lận thi cử năm 2018 (Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La) có mức điểm trung bình thi THPT thấp hơn điểm trung bình học bạ giao động từ 1,43 điểm-1,65 điểm. Vậy, kết quả đối sánh giữa điểm tốt nghiệp THPT với kết quả học bạ đã phản ánh điều gì? PGS.TS Nguyễn Xuân Thành-Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) khẳng định: "kết quả đối sánh giữa điểm trung bình học bạ và trung bình điểm thi là khá tốt. Hai trường dữ liệu này có độ vênh, có tỉnh nhiều, có tính ít, nhưng cơ bản là tương thích và tuyến tính với nhau. Một số tỉnh ở vùng khó khăn có điểm thi thấp hơn điểm học bạ, khoảng chênh lệch giữa hai trường dữ liệu này cũng rộng hơn so với vùng thuận lợi. Tuy nhiên xét tổng thể thì kết quả điểm thi và điểm học bạ vẫn có sự tuyến tính với nhau khi cả 2 đều đứng vị trí tốp cuối của cả nước".
Từ khóa: Kết quả thi tốt nghiệp THPT; điểm thi cao; điểm học bạ; PGS.TS Nguyễn Xuân Thành; Bộ GD&ĐT
Thể loại: Giáo dục
Tác giả: bá duy
Nguồn tin: VOV2