Peru công bố di tích hóa thạch cá voi 36 triệu năm tuổi
Cập nhật: 19/03/2022
Dazzling spring colours emerge in Mekong Delta flower city
Lễ hội Tết Việt Saitama 2025: Giữ gìn bản sắc văn hóa cho thế hệ mới
VOV.VN - Các nhà khảo cổ học Peru hôm 17/3 đã công bố di tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại sống cách đây 36 triệu năm.
Hoá thạch cá voi cổ đại được phát hiện vào cuối năm 2021 ở sa mạc Ocucaje, miền nam Peru, một khu vực vốn nổi tiếng về các hoá thạch sinh vật biển có niên đại khoảng 12 triệu năm. Hóa thạch cá voi được các nhà khoa học đặt tên “động vật ăn thịt Ocucaje”, có hàm răng to khỏe, dùng để săn cá ngừ, cá mập và các đàn cá mòi.
Theo các chuyên gia, đây là mẫu hóa thạch có giá trị nghiên cứu cao do tình trạng bảo tồn còn tương đối nguyên vẹn. Loài cá voi cổ đại này cũng khác với các loài cá voi cổ đại đã biết trước đó, bởi kích thước cũng như sự phát triển của hộp sọ và răng.
Chuyên gia Rodolfo Salas, thuộc đại học quốc gia San Marcos, Peru cho biết: “Hộp sọ của cá voi dài 1,35 mét (4,43 feet), với chiều dài tổng vào khoảng 12 mét (39,37 feet). 36 triệu năm trước, nó được coi là một trong những con vật săn mồi lớn nhất”
Ông Salas-Gismondi, người đứng đầu Khoa Cổ sinh vật có xương sống tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lima cho biết, vào thời điểm đó biển Peru rất ấm áp và với mẫu vật hoàn chỉnh mới được phát hiện, các chuyên gia có thể tái tạo lại lịch sử của biển Peru.
Trước đó, vào năm 2013, các nhà khoa học Peru cũng phát hiện được di tích cá voi hóa thạch 40 triệu năm tuổi tại khu vực này, tuy nhiên mức độ nguyên vẹn không được như mẫu hóa thạch mới đây./.
Từ khóa: Peru, di tích hóa thạch cá voi, cá voi
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN