Nuôi tôm tự phát môi trường ô nhiễm, nguồn nước ngầm cạn kiệt
Cập nhật: 23/10/2019
Phiên chứng khoán chiều qua: Thị trường tăng nhẹ, giao dịch quanh mốc 1230 điểm (26/11/2024)
Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh y, dược vi phạm (26/11/2024)
VOV.VN - Bờ biển đang ô nhiễm nặng do rác và nước thải từ các hồ tôm, việc đào giếng vô tội vạ lấy ngọt cũng khiến mạch nước ngầm cạn kiệt nước nhiễm mặn.
Nhiều năm qua, nuôi tôm trên cát mang lại lợi nhuận cao nên người dân xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ồ ạt đầu tư ao hồ thả nuôi một cách tự phát. Nhiều vườn tược, ruộng đồng biến thành hồ nuôi tôm san sát nhau. Nhà nhà đào hồ nuôi tôm không theo quy hoạch nào khiến môi trường sống bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm cạn kiệt, nước bị xâm nhập mặn...
Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm chính quyền địa phương ở đâu, khi để xảy ra tình trạng này?
Dọc theo con đường bê tông qua các thôn Hưng Tân, Hưng Lạc, Vĩnh Lợi, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, hàng trăm ao, hồ nuôi tôm nằm chen lẫn giữa những vườn cây, ruộng lúa, tiếng máy sục khí vang rền khắp xóm. Hầu như toàn bộ người dân ở đây đều đào vườn, ruộng để nuôi tôm trên cát.
Làng xóm bị bao quanh bởi các nuôi hồ tôm. |
Anh Nguyễn Đức Bé, một hộ nuôi tôm cho biết, anh đào 2 hồ, mỗi hồ diện tích 500 m2, một năm thả nuôi 3 lần. Sau 1 vụ nuôi, anh Bé xả hết nước thải của tôm ra biển và xung quanh, sau đó vệ sinh hồ rồi lại tiếp tục đổ nước nuôi vụ mới.
Các thôn Vĩnh Lợi, Hưng Tân, Hưng Lạc cũng bị bao quanh bởi các nuôi hồ tôm. Phía ngoài là bờ biển đang ô nhiễm nặng do rác và nước thải từ các hồ tôm. Một năm, mỗi hộ nuôi 3 lứa tôm, đồng nghĩa với 3 lần vệ sinh hồ tôm và toàn bộ nước thải đổ thẳng ra biển hoặc xung quanh khiến mùi hôi thối nồng nặc, đe dọa đến môi trường sống của hàng trăm hộ dân.
Rác thải nuôi tôm vứt bừa ra bãi biển gây ô nhiễm môi trường. |
Bên cạnh đó, việc đào giếng vô tội vạ lấy ngọt cũng khiến mạch nước ngầm cạn kiệt. Nhiều năm qua, tình trạng nước nhiễm mặn, nhiễm phèn ngày một trầm trọng. Ông Lê Văn Khá thôn Vĩnh Lợi 1, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ lo lắng, nuôi tôm gần biển thì thải ra biển, sâu phía trong thì đổ ra sông nên ô nhiễm nghiêm trọng.
“Anh nuôi tôm trên cát biển thì anh ra biển nhưng anh nuôi tôm trong này thì tất cả anh lấy từ nước sông bơm vào rồi thải ra nước sông. Mỗi lần anh cải tạo hồ, đi ngang qua thối lắm, ô nhiễm. 3 mùa vụ thì anh cải tạo 3 lần, cải tạo hồ thì anh thải ra dòng sông hết, ô nhiễm kinh quá, rác thì không có chỗ xử lý” - ông Khá nói.
Trước đây, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ chỉ quy hoạch vùng nuôi tôm khoảng 70 ha, thuộc vùng ven đầm hạ triều. Tuy nhiên, thời gian gần đây nuôi tôm mang lại lợi nhuận cao, nhà nào cũng bỏ vườn, làm hồ nuôi tôm khiến diện tích nuôi tôm tăng đột biến, phá vỡ quy hoạch.
Nhà nào cũng bỏ vườn, làm hồ nuôi tôm khiến diện tích nuôi tôm tăng đột biến, phá vỡ quy hoạch. |
Đa phần các hồ nuôi tôm ở đây đều không có hệ thống xử lý nước thải cho từng cụm vùng mà thải thẳng ra sông, biển hoặc môi trường sống, làm cho nước mặn và chất thải thấm sâu vào đất, nguồn nước. Hậu quả là nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng, nhiễm mặn, nhiễm phèn không thể sử dụng được khiến nhiều hộ dân tại các thôn Hưng Tân, Vĩnh Lợi lo lắng.
“Có thời gian dài xã để cho người ta tự phát quá cao. Họ cứ đất trong vườn, trong nhà họ họ đào họ làm cho nên mình cũng khó. Mà bây giờ họ làm mang tính cả cộng đồng cho nên mình rất khó xử lý. 1, 2 trường hợp thì mình dễ xử lý chứ đây cả cộng đồng. Mình chẳng qua cũng khuyến cáo, lập biên bản nhắc nhở họ chứ cũng chưa dùng biện pháp mạnh được” - ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định giải thích./.
Nuôi tôm thẻ chân trắng thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ
Bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ hiệu quả, bền vững
Từ khóa: nuôi tôm, nuôi tôm tự phát, ô nhiễm môi trường do nuôi tôm, Bình Định
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN