Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến có an toàn?
Cập nhật: 21/03/2020
Không khí lạnh tăng cường, vùng núi cao phía Bắc có nơi dưới 5 độ C
Thời tiết hôm nay 16/1: Vùng núi cao phía Bắc rét đậm, có băng giá và sương muối
VOV.VN -Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến tại 5 tỉnh, thành phố được người dân ở TP HCM đồng tình vì giúp tiết kiệm thời gian, giảm thủ tục rườm rà
Sau hơn 1 tuần thí điểm, việc nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyếntại 5 tỉnh, thành phố được người dân ở TP HCM đồng tình ủng hộ vì giúp tiết kiệm thời gian,giảm các thủ tục rườm rà vàhạn chế việc dùng tiền mặttrong giao dịch. Tuy nhiên, xã hội hóa nộp phạt vi phạm giao thông qua các App công nghệ liệu có đảm bảo an toàn?
Người vi phạm sẽ tiết kiệm được thời gian công sức khi nộp phạt qua app công nghệ. |
Tiện lợi nhưng có an toàn?
Mới đây, do vội vàng đến cơ quan làm việc, anh Phạm Thanh Thế, (25 tuổi, ngụ ở quận 1, TPHCM) bị cảnh sát dừng xe vì lỗi vượt đèn đỏ. Được cảnh sát hướng dẫn về hình thức nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến, nam tài xế đã đăng ký số điện thoại với tổ tuần tra để nhận thông báo quyết định xử phạt. Lý giải việc chọn nộp trực tuyến, anh Thế cho biết như vậy sẽ đỡ tốn thời gian xếp hàng ở kho bạc, nhận biên lai, sau đó lại sang đội xử lý của cảnh sát giao thông xếp hàng đợi để nhận giấy tờ.
Là tài xế đường dài, anh Trần Mạnh Thảo (30 tuổi, ngụ ở quận 8, TP HCM), cho rằng việc nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến sẽ hạn chế được tiêu cực. Bởi, trước đây, mỗi khi anh bị thổi phạt ở địa phương nào thì phải cầm biên bản đến địa phương đó đóng phạt, sau đó mới được nhận lại giấy tờ. Thủ tục nộp phạt này vừa mất thời gian, phát sinh thêm chi phí như: Di chuyển, ăn uống sinh hoạt để đợi đóng phạt, cho nên nhiều tài xế chọn cách “làm luật” với cảnh sát giao thông để tránh phiền hà. Anh Thảo cho rằng, việc chúng ta áp dụng nộp phạt vi phạm qua app hay ví điện tử là rất thuận tiện: “Bình thường thanh toán các chi phí trong gia đình thường ngày mọi người cũng sử dụng các app này rất nhiều, nên nộp phạt qua mấy app này cũng thuận lợi cho người dân mà cả cơ quan chức năng”.
Nộp phạt vi phạm giao thông bằng hình thức trực tuyến đang được Bộ Công an thí điểm tại TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bình Thuận. Hình thức nộp phạt này được dư luận đánh giá cao là bởi hạn chế được nhiều tiêu cực ở lĩnh vực xử phạt vi phạm giao thông. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về một số vấn đề có thể phát sinh, như: Độ chính xác của tin nhắn phản hồi; vấn đề bảo mật thông tin cá nhân….
Ông Huỳnh Quốc Tuấn, chủ một hãng xe tại TP HCM cho rằng, “trong trường hợp vi phạm giao thông, xe người ta lúc đi đăng kiểm không có giấy tờ xử phạt nếu trong trường hợp bị phạt nguội người ta sẽ chứng minh như thế nào, rằng tôi đã đóng phạt qua app này rồi. Điều này rất khó nếu trưng ra một cái tin nhắn, chưa chắc đã chính xác”.
Chuyên gia cảnh báo
Vấn đề bảo mật lâu nay luôn là thách thức, nhất là khi việc tiếp nhận tiền phạt của người dân có rất nhiều đơn vị trung gian kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia để thực việc thu phần phí nộp phạt như: Ví điện tử VNPT Pay, Momo...
Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc trung tâm cảnh báo rủi ro và an ninh mạng Athena, thì điều khiến các chuyên gia lo lắng nhất, là nguy cơ xuất hiện những app giả hoặc những phần mềm giả ăn theo xu hướng nộp phạt của Bộ Công an. Nếu không may người dân cài phải những App, Web và phần mềm giả mạo này vào máy thì ngoài nguy cơ mất dữ liệu, người dân còn có thể bị mất tiền.
Ông Võ Đỗ Thắng cảnh báo: “Đây là một trong những nguy cơ thật sự rất lo lắng, trước đây cũng đã từng có những ứng dụng giả mạo những trang chính thống. Cuối cùng người dân đã mất tiền khi nhầm lẫn giao dịch trúng trang ứng dụng giả mạo và mất hết tiền. Do đó vấn đề an ninh mạng cần phải được tiếp tục theo dõi thường xuyên”.
Nếu vi phạm về nồng độ cồn, người vi phạm có thể nộp phạt trực tuyến mà không cần phải đến trụ sở ngân hàng, kho bạc... |
Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ví điện tử MoMo cho biết, để được tích hợp vào hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ Công quốc gia thì các đơn vị không chỉ tuân thủ những quy định về bảo mật của Việt Nam mà phải đạt được chứng chỉ bảo mật quốc tế PICDSS. Tuy nhiên để tăng cường tính bảo mật, các nhà cung cấp dịch vụ cũng mong muốn người dân chủ động tự bảo vệ mình. Cụ thể, không nên cung cấp các mã bí mật, các mã OTP cho người khác...
Ông Nguyễn Bá Diệp khuyến cáo: “Hiện nay, cũng có nhiều đối tượng giả mạo gọi đến khách hàng, nói tôi là cơ quan CSĐT, ví Momo hay cơ quan thuế, cần cung cấp những thông tin như vậy. Tôi cũng nhấn mạnh là tất cả các cơ quan CSĐT, ví Momo, cơ quan thuế chúng tôi không cần những thông tin riêng tư như thế này”.
Theo một số chuyên gia về công nghệ thông tin và an ninh mạng, thì việc nộp phạt qua mạng đang được thí điểm, cho nên cần vừa làm vừa kiểm tra trên cơ sở đó kịp thời phát hiện, bịt lỗ hổng để việc xử lý vi phạm không những tiện lợi mà còn phải an toàn./. Nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng giúp tránh Covid-19
Từ khóa: nộp phạt, phạt vi phạm giao thông, nộp phạt trực tuyến an toàn, thủ tục hành chính rườm rà
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN