Nông sản lên sàn giao dịch hàng hóa tránh tình trạng được mùa mất giá

Cập nhật: 25/10/2019

VOV.VN - Những mặt hàng nông sản thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ được bảo kiểm giá, chi phí và chốt lợi nhuận.

Sáng nay (25/10), tại TP HCM Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam và Công ty CP Dịch vụ HT Việt Nam (HTS) thuộc Bộ Công Thương tổ chức ra mắt Sàn giao dịch hàng hóa phía Nam.

Theo đó, sàn giao dịch hàng hóa có tên miền giao dịch là giaodich24.com và đại diện của sàn giao dịch ở khu vực phía Nam là Công ty CP LucKy Win. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, hiện nay khu vực phía Nam và Tây Nguyên là thị trường tiềm năng; giao dịch hàng hóa tại đây chiếm 80% tổng khối lượng và giá trị giao dịch của sở.

Trong 6 tháng qua, sau khi Chính phủ cho phép sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam được liên thông với các sàn giao dịch thế giới, khối lượng và giá trị giao dịch hàng hóa qua sở giao dịch tăng đột biến 200%.

ra mat san giao dich hang hoa phia nam hinh 1
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốcSở Giao dịch Hàng hóa Việt Namphát biểu tại buổi lễra mắt.

Trong đó, mặt hàng nông sản như bắp, ngũ cốc và nhóm kim loại như quặng sắt, dây cáp đồng… được giao dịch nhiều nhất. Dự tính cuối năm nay, Sở sẽ đưa thêm nhóm mặt hàng năng lượng lên sàn và sau đó là hồ tiêu.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, đối với doanh nghiệp kinh doanh nông sản, những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh có thể giao dịch qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam để bảo kiểm giá, chi phí và chốt lợi nhuận, tránh tình trạng được mùa mất giá, đưa giao dịch hàng hóa Việt Nam tiệm cận với giao dịch hàng hóa thế giới.

“Hiện nay, Sở đang phối hợp với cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT, kết hợp với Ủy ban gia vị của Ấn Độ để đưa hàng hồ tiêu lên sàn giao dịch”, ông Quỳnh cho biết./.

Từ khóa: được mùa mất giá, giải cứu nông sản, sở giao dịch hàng hóa, liên thông giao dịch, sản phẩm có thế mạnh

Thể loại: Kinh tế

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập