Nông lâm và thuỷ sản tồn kho hơn 48.200 tấn hàng vì dịch Covid-19
Cập nhật: 02/04/2020
Hướng dẫn việc điều chỉnh thiết kế dải phân cách giữa các dự án đường bộ cao tốc
Thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất
VOV.VN - Tồn kho hàng chục nghìn tấn hàng nông lâm và thuỷ sản, thiệt hại cho doanh nghiệp, người dân, trong khi sản xuất vẫn khó tiếp cận được vốn ưu đãi.
Theo khảo sát của Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, các doanh nghiệp là thuộc nhóm ngành: sản xuất, chế biến và thương mại xuất khẩu nông sản (thành viên Hiệp hội) đang tồn kho 48.200 tấn hàng và 10.000 l phân bón.
Các mặt hàng cà phê, tiêu, điều; sản phẩm hải sản, thực phẩm các loại, gỗ thương phẩm, phân bón hóa học, phân bón hữu cơ… đang có mức tồn lớn. Lượng tồn lớn nhất là cà phê, tiêu, điều với 43.000 tấn trị giá tổn thất 50 tỷ đồng. Gỗ nguyên liệu và thương phẩm là ngành thiệt hại năng nhất khi bị hoãn hợp đồng tồn kho hơn 260 tỷ đồng.
80% doanh nghiệp tham gia khảo sát khẳng định có thiệt hại kinh tế đáng kể do tác động của dịch bệnh. Tỷ lệ sụt giảm doanh thu quý 1 năm 2020 trung bình giảm 30-50%, cá biệt một số doanh nghiệp giảm tới 70% doanh thu so với giai đoạn trước dịch. Áp lực về tài chính, lãi vay đang là gánh nặng với doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn phải duy trì các chi phí cố định nhưng doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Lượng hàng tồn lớn dẫn tới tăng chi phí lưu kho bãi, chi phí bảo quản.
Gỗ nguyên liệu và thương phẩm là ngành thiệt hại năng nhất do dịch Covid-19 khi bị hoãn hợp đồng tồn kho hơn 260 tỷ đồng. |
Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm và thuỷ sản có thể chủ động được vấn đề nguyên liệu phục vụ sản xuất trong 6 tháng tới. Nhu cầu nguyên liệu tập trung chủ yếu là ngành phân bón cần đến 4.000 tấn nguyên liệu để tiếp tục sản xuất.
Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho rằng, trong điều kiện dịch bệnh doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới, giảm rủi ro khi phụ thuộc vào một số ít thị trường truyền thống. Đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ logistics, kho bãi, kho lạnh, các hãng tàu… cần hỗ trợ việc bảo quản hàng hóa, giảm chi phí bảo quản, đặc biệt là các nông sản thực phẩm cần có chế độ bảo quản đặc biệt.
Doanh nghiệp nhập khẩu chủ động điều tiết giảm lượng hàng nhập, đặc biệt là những mặt hàng nông sản mà trong nước đang sản xuất được nhằm thúc đẩy tiêu thụ nội địa theo các chuỗi siêu thị, bán lẻ, ưu tiên tiêu thụ nông sản thực phẩm trong nước. Các giải pháp được đưa ra để vượt qua thời gian khó khăn của dịch bệnh nhưng quan trọng nhất với những doanh nghiệp bây giờ để duy trì sản xuất, xuất khẩu thì phải có vốn tín dụng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nafoods Group cho biết, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp phòng dịch đảm bảo an toàn cho sản xuất. Tuy nhiên, thời điểm bệnh dịch khách hàng thanh toán chậm nguồn tiền quay vòng cho sản xuất khó khăn.
“Trong khi một số doanh nghiệp sản xuất đầu vào, đầu ra cho sản phẩm vẫn có nhưng vấn đề là vốn cho sản xuất, gói hỗ trợ 250.000 tỷ đồng của Chính phủ doanh nghiệp sợ khó tiếp cận được. Khi doanh nghiệp giãn nợ, gia hạn nợ với ngân hàng thì trở thành nợ xấu và chưa có chính sách cụ thể cho việc này” - ông Hùng nói./.
Từ khóa: nông lâm, thuỷ sản, tồn kho nông sản, nông sản xuất khẩu, sản xuất ngành nông nghiệp
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN