Nông dân và doanh nghiệp Tây Nguyên liên kết đưa nông sản ra thế giới
Cập nhật: 26/06/2022
Chồng đã ngoại tình còn ngang nhiên mang tiền cho gái
Vợ đẹp, con ngoan nhưng tôi vẫn muốn "qua lại" với người yêu cũ
(VOV5) -Với việc được cấp mã số vùng trồng, một số mặt hàng trái cây của tỉnh đã có thể xuất khẩu chính ngạch đi các nước với khối lượng lớn hơn, giá trị cao hơn và người dân được lợi hơn.
Nông dân và doanh nghiệp ở khu vực Tây Nguyên đang liên kết tạo ra những vùng trồng cây ăn trái chất lượng cao, được cấp mã số định danh với quy trình canh tác đảm bảo chất lượng, đồng nhất về sản phẩm.
Cách làm này đang mang lại hiệu quả cho cả bà con nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng mới, với giá trị cao và bền vững.
![]() |
Tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 10.000 ha sầu riêng và đây là một trong những mặt hàng nông sản giá trị cao của địa phương.
Xây dựng vùng trồng theo chuỗi liên kết cũng đang được đẩy mạnh tại tỉnh Đắk Nông với nhiều mặt hàng trái cây như sầu riêng, chanh dây, xoài, bơ. Nhiều vùng trồng trên địa bàn tỉnh cũng đã được cấp mã số định danh để phục vụ cho xuất khẩu.
Ông Bùi Phú Tôn, Giám đốc Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Nghiệp Xuân, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, cho biết, với việc hình thành liên kết chuỗi, các sản phẩm của công ty đã có chất lượng cao và đồng nhất, mang lại giá trị cao khi xuất khẩu: “Thị trường yêu cầu mình phải xuất khẩu chính ngạch. Xuất khẩu chính ngạch thì đòi hỏi phải có mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói theo các tiêu chuẩn nhất định, chứ không thể đi tiểu ngạch như xưa nữa.”
Bà Nguyễn Thị Tình, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, cho biết cho đến nay Cục bảo vệ thực vật đã cấp cho tỉnh 38 mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói. Để đạt tiêu chuẩn được cấp mã số vùng trồng, đòi hỏi người dân phải đổi mới phương pháp canh tác, kiểm soát được chất lượng, đặc biệt là kiểm soát sinh vật gây hại.
Với việc được cấp mã số vùng trồng, một số mặt hàng trái cây của tỉnh đã có thể xuất khẩu chính ngạch đi các nước với khối lượng lớn hơn, giá trị cao hơn và người dân được lợi hơn. Là tỉnh có nền kinh tế với nông nghiệp là thế mạnh, Đắk Nông đang tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết chuỗi và vùng trồng có mã số định danh: “Để xây dựng được vùng trồng thì gắn kết với đó là phải xây dựng chuỗi liên kết, để tạo vùng nguyên liệu và vùng trồng đảm bảo chất lượng để truy xuất, truy nguyên nguồn gốc. Ý nghĩa của vùng trồng là mình sẽ biết cây trồng đó đang trồng ở đâu, ai là người đang làm và theo quy trình nào, có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không. Trên địa bàn tỉnh thì từ Tỉnh uỷ đến UBND tỉnh đã có rất nhiều chỉ đạo vấn đề này. Trong nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì cũng xác định đưa liên kết chuỗi vào để tạo vùng nguyên liệu ổn định, bền vững phục vụ công nghệ chế biến cũng như xuất khẩu sau này.” - bà
Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, nông dân, doanh nghiệp, Tây Nguyên, liên kết, nông sản, xuất khẩu nông sản, mã số định danh, quy trình canh tác
Thể loại: Đời sống
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5