Những vũ khí bị cấm sử dụng trong chiến tranh (phần 2)

Cập nhật: 03/02/2020

VOV.VN - Đạn đầu rỗng, bom muối hay bom dơi chỉ là một vài trong số những loại vũ khí bị cấm sử dụng trong chiến tranh.

nhung vu khi bi cam su dung trong chien tranh (phan 2) hinh 1

Ngày nay, một số lực lượng Không quân vẫn sử dụng các súng laser có uy lực lớn được gắn trên máy bay và tàu chiến để bắn hạ tên lửa. Tuy nhiên, nếu loại vũ khí này được gắn trên xe tăng và nhắm trực tiếp vào mục tiêu là con người trên mặt đất thì điều đó bị cấm. Lệnh cấm này cũng được áp dụng tương tự như đối với các loại vũ khí laser có thể gây mù vĩnh viễn.

nhung vu khi bi cam su dung trong chien tranh (phan 2) hinh 2

Nghị định thư số 3 đã hạn chế sử dụng súng lửa và bom Napalm. Loại bom này bị cấm sử dụng ở bất kỳ khu vực nào gần các mục tiêu dân sự cũng như không được sử dụng để đốt rừng. Mặc dù chính xác thì loại bom này không bị cấm hoàn toàn nhưng nó cũng không được sử dụng trong các cuộc chiến ngày nay.

nhung vu khi bi cam su dung trong chien tranh (phan 2) hinh 3

Do mức độ nguy hiểm cũng như những hệ quả trong tương lai mà mìn không tự hủy đã bị cấm sử dụng trong chiến tranh. Dù vậy, các loại mìn tiêu chuẩn chôn trong lòng đất có thể vẫn được sử dụng ở các khu vực có rào chắn, cách xa khu dân cư và phải được dỡ bỏ cũng như phá hủy khi xung đột chấm dứt.

nhung vu khi bi cam su dung trong chien tranh (phan 2) hinh 4
Thỏa thuận Strasbourg năm 1675 đã đưa đạn được tẩm độc vào hàng những loại vũ khí bất hợp pháp. Những khẩu súng đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh thường không có độ chính xác cao nên những người lính đã tìm cách hạn chế việc này bằng cách ngâm những viên đạn của họ trong chất độc hoặc các chất dễ gây nhiễm trùng. Khi Pháp và Đế chế La Mã thần thánh đánh nhau, cuộc chiến này chứng kiến một số lượng lớn thương vong với nguyên nhân không phải từ những vết thương bị súng bắn mà do các vết nhiễm trùng sau đó. Lệnh cấm vũ khí này đã được thông qua hơn 250 năm trước khi Nghị định thư Geneva một lần nữa đặt ra những giới hạn về việc sử dụng vũ khí sinh học và hóa học.
nhung vu khi bi cam su dung trong chien tranh (phan 2) hinh 5

Theo Công ước Hague năm 1899, việc sử dụng đạn đầu rỗng hay đạn nở bị coi là bất hợp pháp trong chiến tranh. Do có khả năng nở mạnh khi va chạm, tăng đường kính gấp đôi kích thước ban đầu, tạo ra vết thương lớn trên cơ thể người trúng đạn nên nạn nhân của loại vũ khí này có thể tử vong hoặc bị thương tật suốt đời.

nhung vu khi bi cam su dung trong chien tranh (phan 2) hinh 6

Giống như bom bẩn, bom muối cũng bị cấm sử dụng trong chiến tranh khi có thể phát tán phóng xạ trên một khu vực rộng lớn trong 1 - 2 năm.

nhung vu khi bi cam su dung trong chien tranh (phan 2) hinh 7
Việc phát tán các loài động vật bị bệnh dịch trong chiến tranh cũng là một hành vi bất hợp pháp bị nghiêm cấm hoàn toàn do ảnh hưởng nghiêm trọng.
nhung vu khi bi cam su dung trong chien tranh (phan 2) hinh 8

Trong Thế chiến II, người Mỹ đã thử nghiệm một vũ khí bí mật để tấn công các thành phố chủ yếu làm từ gỗ và giấy của Nhật Bản. Theo dự án mang tên "Tia X" được thử năm 1944 này, họ sẽ thả những quả bom với những con dơi đang ngủ mang theo những chất gây cháy giống như napalm. Tuy nhiên, cuộc chiến đã kết thúc sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Trên thực tế, việc sử dụng loại vũ khí nghe có vẻ kỳ lạ này còn có hiệu quả hơn cả bom A (bom nguyên tử). Ngày nay, bom dơi đã bị cấm theo Nghị định thư số 3 của Hiệp định các loại vũ khí theo quy ước .

nhung vu khi bi cam su dung trong chien tranh (phan 2) hinh 9

Bom không tự phát nổ cũng là một loại vũ khí bị cấm theo Nghị định thư số 5 của Hiệp định các loại vũ khí theo quy ước./.

Từ khóa: bom muối, tia laser gây mù mắt, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí bị cấm

Thể loại: An ninh - Quốc phòng

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập