Những thói quen nấu ăn gây hại cho sức khỏe
Cập nhật: 01/07/2020
Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (24/11/2024)
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
VOV.VN -Độc tố sản sinh trong quá trình chế biến thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đế sức khỏe và thậm chí là gia tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Theo Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh, việc nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao (như chiên, xào hay nướng) có thể sản sinh ra acrylamide, một hóa chất được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất giấy, thuốc nhuộm, nhựa và được coi là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư
Những thực phẩm giàu carbohydrate (chất bột đường), chẳng hạn như khoai tây, các loại củ, bánh mì nướng, ngũ cốc, cà phê, bánh ngọt và bánh quy, là những loại nhạy cảm nhất. Phản ứng hóa học có thể xảy ra khi tinh bột có trong những thực phẩm này bắt đầu chuyển màu sẫm hay bắt đầu bị cháy. Do đó, điều quan trọng là tránh nấu quá chín những thực phẩm này ở nhiệt độ cao.
(Ảnh minh họa) |
Khói bếp và ung thư phổi
Những ảnh hưởng của nấu ăn không chỉ được truyền qua những gì được đưa vào miệng, mà cả những gì chúng ta hít thở. Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư và Ung thư lâm sàng cho thấy, tiếp xúc với hơi dầu ăn làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Bởi chúng chứa aldehyd, một loại hóa chất được coi là gây ung thư.
Đặc biệt dầu hướng dương có nguy cơ sản sinh ra aldehyd cao hơn so với những loại dầu ăn khác trong quá trình chiên hay sử dụng chảo rán. Vì thế, bạn nên ưu tiên cho việc sử dụng các loại dầu ăn ít chất béo không bão hòa, chẳng hạn như dầu cọ hay dầu hạt cải.
Thay đổi thói quen nấu ăn
Trong thế kỷ qua, kỹ thuật nấu ăn đã phát triển và đa dạng hơn. Sự xuất hiện của những thiết bị gia dụng như lò vi sóng hay lò nướng khiến công việc nấu ăn trở nên nhẹ nhàng hơn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, kỹ thuật nấu ăn tốt nhất để giữ vitamin và chất dinh dưỡng trong thực phẩm là ưu tiên thời gian nấu ngắn và sử dụng càng ít chất lỏng càng tốt.
Dù một số phương pháp nấu ăn tiềm ẩn nguy cơ, song việc tránh hoàn toàn các thực phẩm được nấu chín thậm chí có thể gây nguy hiểm hơn nhiều. Một nghiên cứu của Đức đối với những người thực hành chế độ ăn tái trong vài năm cho thấy tác hại của chế độ ăn như vậy. Đàn ông giảm khoảng 9 kg, trong khi phụ nữ giảm khoảng 12 kg. Và khi kết thúc nghiên cứu, một tỷ lệ đáng kể trong số này bị thiếu cân và khoảng 1/3 phụ nữ chu kỳ kinh không còn đều đặn./.
Từ khóa: sức khỏe, thói quen gây hại cho sức khỏe, ung thư, ung thư phổi
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN