"Những giọng nói không tưởng" của Svetlana Alexievich
Cập nhật: 06/12/2020
(VOV5) - Đây là một trong số bộ sách quan trọng nhất của NXB Phụ nữ trong năm nay, mang đến những cách nhìn mới, những cách tiếp cận mới về văn chương.
Những tác phẩm đoạt giải Nobel của nhà văn UkraineSvetlana Alexievich đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, do NXB Phụ nữ ấn hành, và một trong số đó, cuốn Lời nguyện cầu từ Chernobyl vừa đạt giải sách văn học dịch hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam cho hai dịch giả Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Bích Lan.
Những tác phẩm đoạt giải Nobel của nhà văn UkraineSvetlana Alexievich đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, do NXB Phụ nữ ấn hành. |
Theo Viện Hàn lâm Thụy Điển, giải thưởng Nobel được trao cho Svetlana Alexievich để “tôn vinh những dòng văn phức điệu của bà. Văn của bà là tượng đài tri ân sự đau khổ và lòng dũng cảm trong thời đại chúng ta.”
Trong suốt vài thập niên Svetlana Alexievich đã viết biên niên tư liệu - nghệ thuật Những giọng không tưởng - gồm năm quyển sách (Chiến tranh không mang khuôn mặt phụ nữ, Những nhân chứng cuối cùng, Những cậu bé kẽm, Lời nguyện cầu từ Chernobyl, Thời second-hand) và để những “con người nhỏ bé” đích thân kể về số phận của mình.
Các tác phẩm của Svetlana Alevievich đã được dịch ra hơn 35 thứ tiếng, là nền tảng cho hằng trăm bộ phim điện ảnh, kịch sân khấu và truyền thanh trên khắp thế giới, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế.
Nhà xuất bản Phụ nữ lần lượt in và phát hành các cuốn sách trong series Những giọng nói không tưởng gồm Lời nguyện cầu Chernobyl (xuất bản năm 2016, với tên Lời nguyện cầu từ Chernobyl, in và phát hành bản dịch mới năm 2020, với tên Lời nguyện cầu Chernobyl), Những nhân chứng cuối cùng (xuất bản năm 2018, tái bản năm 2020), Những cậu bé kẽm (xuất bản năm 2020).
Được viết bằng thể loại văn xuôi tư liệu “cùng với tâm thế của một con người vị nhân phản chiến, những cuốn sách đã khuấy lên một giai đoạn lịch sử đầy những tổn thương đau đớn, đã phác họa một bối cảnh, đã soi chiếu bằng một góc nhìn trước nay chưa từng được công bố”.
Hai cuốn do dịch giả PhanXuân Loan thực hiện trong bộ này là “Những nhân chứng cuối cùng” và “Những cậu bé kẽm”.
Dịch giả Phan Xuân Loan chia sẻ:“Tác giả muốn đặt ratrong cuốn sách,có nhữngcuộc chiến tranhmà người ta muốn nhớ, muốnlưu giữ lại trong sử sách, nhưng cũng có những cuộc chiến tranh người tamuốn quên.
Và đây là cuộc chiến tranh người Liên Xô muốn quên. Đây là một thời kỳ rất khó khăn với Liên Xô. Nó cũng là thời kỳ khá đặc trưng trong thời chiến tranh lạnh.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc NXB Phụ nữ. |
Bà Khúc Thị Hoa Phượng– Giám đốc Nhà xuất bản khẳng định, đây là một trong số bộ sách quan trọng nhất của NXB trong năm nay, với mong mỏi mang đến những cách nhìn mới, những cách tiếp cận mới về văn chương. Những tác phẩm của Svelana Alexievichcó thể nói là thể loại đặc biệt, một loại tiểu thuyết chính trị đa giọng, trong đó những câu chuyện nhỏ bé hợp thành một lịch sử lớn.
Dịch giả Phạm Ngọc Thạch chia sẻ, với sức cuốn hút của tác phẩm, bạn đọc có thể tiếp nhận cuốn sách ở cả sự thật trần trụi và văn phong của tác giả. Không nên gán một thể loại xưa cũ cho những tác phẩm kiểu này mà nên có cách tiếp cận khác: "Mỗi nhà văn đều có một triết lý để họ viết, như là triết lý cầm bút. Ví dụ như trong những câu chuyện của bà Svetlana Alexievichkhông có yếu tố trữ tình. Hầu như chúng ta không thấy chỗ nào vănsướt mướt haymột mối tình đẹp hay là những mối tình qua những cuộc chiến giữa hai phe xung đột với nhau như của Remark. VìSvetlananói triết lý của bà, là bà muốn mô tả chiến tranh để sao cho từmột vị tướng cho đến một bệnh nhìđều cảm thấy phátnôn về cuộc chiến ấy, cho nên trong câu chuyện của bà là toàn những sự thật trần trụi , vàkhiđọc chúng ta thấy rất sợ,chúng ta rùng mình."
Như một bài báo đã khẳng định: “Việc dịch và giới thiệu những tác phẩm của Svetlana Alexievich tại Việt Nam có ý nghĩa lớn và mang lại những ảnh hưởng nhất định về khuynh hướng viết phi hư cấu trong một số tác giả Việt Nam thời gian gần đây, cũng như việc nhìn nhận về thể loại này tại Việt Nam trong bạn đọc và giới phê bình văn học.”.
Các diễn giả tại buổi giao lưu về bộ sách Những giọng nói không tưởng. (Từ trái sang: Tiến sĩ văn học Quyên Nguyễn, dịch giả Phạm Ngọc Thạch, dịch giả Nguyễn Bích Lan) |
Tiến sĩ văn học Quyên Nguyễn cho rằng: "Đã có ý kiến rằng đây không phải là văn chương mà phải liệt vào dạng phi hư cấu. Ngay cả khi bàđược trao giải thưởng Nobelthì cũng có rất nhiều nhà phê bình và nhà nghiên cứu học lên tiếng rằng đây không phải là giải thưởngvăn chương màtrao cho một tác phẩm thuộc về báo chí,về phi hư cấu hơn là thuộc về văn chương. Thể loại này cũng là một điểm đặc biệt của bà Svetlana. Ngay sau tác phẩm của bà được dịch sang tiếng Việt, có rất nhiều nhà văn và tác giả Việt Nam học tập cách làm của bà để viết nên tác phẩm của mình, nhưĐặng Hoàng Giang là một ví dụ. Ngoài ra, có Võ DiệuThanhđối với cuốn Về từ hành tinh ký ức của chị và Phan Thúy Hàvới một loạt tác phẩm, trong đó có Đừngkể tên tôi..."
Bộ sách của Svetlana Alexievich đề cập trực diện đến những vấn đề của nhân loại. Việc Ủy ban Nobel lần đầu tiên vinh danh tác phẩm của bà - ở thể phi hư cấu cũng mang lại những nhìn nhận mới về thể loại này. Dịch giả Nguyễn Bích Lan chia sẻ, chị cảm nhận bạn đọc Việt Nam và cả thế giới đang có xu hướng thích đọc những tác phẩm phi hư cấu: “Tiểu thuyết hoàn toàn hưcấu bây giờ ít khách hơn hẳn những mảng như dựa trên hiện thực hoặc cốt lõi của nó là hiện thực nhưng được kể bằng giọng văn chương.Bà đã diễn đạt,kể lại sự thật bằng tất cả những tinh túy ở trong tâm hồn, bằngtài năng sử dụng ngôn ngữ và sự nhạy cảm caocủa một người phụ nữ. Và tôi gọi đó làvăn chương, văn chương dùng để kể những câu chuyện có thật. Tôi tin rằng trong những năm tới với sựphát triển của thế giới như thế này, người ta sẽ đọc cái loại văn chương phi hư cấu, tứclà những câu chuyện có thật được kể bằng giọng văn chương vàcàng giàu giọng văn thì sự thậtcàng được chú ý.
3 trên 5 cuốn sách trong bộ sách đoạt giải của Svetlane Alexievich được dịch mới và NXB Phụ nữ in lại có chỉnh sửa bổ sung. Chia sẻ về bản dịch mới, được Nguyễn Bích Lan và Phạm Ngọc Thạch dịch bổ sung (theo bản tác giả cập nhật lần hai), dịch giả Nguyễn Bích Lan cho biết: "Nếu tính trên chữ thì bản này nhiều hơn bảnkia 34000từ. Bà viếtnguyên một chương tác giả tựphỏng vấn bản thân còn nội dung của sách chủ yếu là phỏng vấn các nhân chứng và có mộtlời thay cho lời kếtcó một chi tiết hài hước là Trecnobun làvùng đất nhiễm xạ, nhưng mà bạn có thể đến đó để du lịch. Bởi vì thế giới của chúng ta đang phát triển theo hướng hiếu kỳ, giống như một đám đông đánh nhau thì người xúm vào xem càng đông, càng thích.
Dịch giả Nguyễn Bích Lan cho rằng, tinh thần của văn chương vànhất là dòng cảm xúc ăm ắpcủa nhà văn không thay đổi qua hai bản in dùtác giảcó bổ sung hay không: “Bởi vì chúng ta đọc văn chương thì nghĩa là chúng ta chia sẻ nội dung, cái đẹp của ngôn từ, ý nghĩa của câu chuyện và lắng nghe tâm hồn mình va chạm với những cung bậc của các nhân vật như buồn vui sướng, khổ.... nói thay những gì đang sẵncó ở trong tâm hồn mình, để trở thành khoái cảm của thưởng thức.”
Bạn đọc tham gia buổi giới thiệu sách và phiên đấu giá bộ ba cuốn sách Những giọng nói không tưởng nhằm gây quỹ sinh kế ủng hộ phụ nữ miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão lũ. |
Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, Svetlana Alexievich, văn học Nga Những giọng nói không tưởng, dịch giả Nguyễn Bích Lan, Phan Xuân Lan, Phạm Ngọc Thạch, Chiến tranh không mang khuôn mặt phụ nữ, Những nhân chứng cuối cùng, Những cậu bé kẽm, Lời nguyện cầu từ Chernobyl
Thể loại: Âm nhạc - Điện ảnh
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5