VOV.VN - Hiện nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang tập trung ứng phó đợt cao điểm mặn xâm nhập mùa khô năm nay. Trong đó, các công trình kiểm soát nguồn nước tại vùng ĐBSCL đã và đang được triển khai góp phần rất lớn trong việc kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định.
Cống Cái Lớn, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tháng 20/01/2022. Quy mô công trình: Gồm 11 khoang cống và 01 âu thuyền, tổng chiều rộng thông nước 455m.
Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là công trình giúp kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững... cho 346.241ha đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản thuộc các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng.
Cống Cái Bé, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tháng 30/12/2021. Gồm 02 khoang cống, 01 âu thuyền, tổng chiều rộng thông nước 85m và tuyến đê.
Hệ thống thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé này kỳ vọng giúp người dân thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp.
Cống Xẻo Rô, thuộc hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé. Địa điểm xây dựng: Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tháng 20/01/2022. Đây là công trình đầu tiên ở ĐBSCL đã tích hợp bố trí kết cấu công trình vừa kiểm soát nguồn nước vừa đảm bảo yêu cầu thông thuyền khi cần thiết.
Công trình kiểm soát nguồn nước kênh Nguyễn Tấn Thành thuộc Dự án công trình kiểm soát nguồn nước kênh Nguyễn Tấn Thành và bờ hữu sông Vàm Cỏ Tây. Địa điểm xây dựng: Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tháng 10/2024.
Cống âu Nguyễn Tấn Thành là cống ngăn mặn, trữ ngọt lớn thứ 2 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ sau cống Cái Lớn - Cái Bé; tạo nguồn trữ và cấp nước bổ sung nhằm khép kín hoàn toàn vùng dự án. Đồng thời, tăng cường khả năng kiểm soát lũ, triều cường, xâm nhập mặn; chủ động kiểm soát, điều tiết nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt.
Cống âu Rạch Mọp, Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu. Địa điểm xây dựng: Huyện Long Phú, huyện Kế Sách và huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Cống âu Rạch Mọp đã hoàn thành công tác thi công thủy công, lắp đặt cửa van, xy lanh thủy lực và bắt đầu vận hành tạm thời từ ngày 17/02/2025. Hiện nay đang hoàn thiện khuôn viên, cảnh quan, đường dân sinh, đường quản lý vận hành và cầu giao thông.
Cống Kênh 12 xây dựng tại lòng Kênh 12. Địa điểm xây dựng: huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Dự kiến 15/3/2025 đưa vào vận hành.
Sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cùng với các công trình hiện có trong vùng dự án, dự án Công trình kiểm soát nguồn nước Kênh Nguyễn Tân Thành và bờ hữu sông Vàm Cỏ Tây đáp ứng nhiệm vụ tăng cường khả năng trữ, tạo nguồn nước và chủ động kiểm soát triều cường, mặn xâm nhập, điều tiết nguồn nước cho nhân dân 2 tỉnh Long An và Tiền Giang.
VOV.VN - Tình trạng xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ĐBSCL từ đầu mùa khô đến ngày 5/3 xuất hiện ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không nghiêm trọng như các năm trước đó; Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 40-60 km.
Từ khóa: ĐBSCL, ĐBSCL,mặn xâm nhập,nguồn nước,Cái Lớn - Cái Bé,sản xuất,điều tiết nguồn nước