VOV.VN - Kể từ khi chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên cất cánh vào đầu thế kỷ 20, các kỹ sư hàng không trên toàn cầu đã nỗ lực chế tạo ra một chiếc máy bay có tốc độ nhanh nhất. Nỗ lực này càng trở nên cấp bách hơn khi máy bay chiến đấu được sử dụng trong các cuộc xung đột.
Tốc độ mang lại cho máy bay chiến đấu một lợi thế khác biệt so với các máy bay khác của đối phương trong một cuộc xung đột. Trong suốt lịch sử chế tạo máy bay, nhiều máy bay chiến đấu đã được khẳng định là máy bay nhanh nhất, chỉ bị vượt qua bởi các đối thủ tiên tiến hơn gần đây.
Đâu là máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới?
Thực tế, Mỹ từ lâu đã nổi tiếng là quốc gia có lực lượng không quân mạnh mẽ và tiên tiến nhất trong lịch sử, nhưng máy bay chiến đấu nhanh nhất được đưa vào sử dụng là MiG-25, một tiêm kích đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh được phát triển ở Liên Xô trong những năm 1960.
Các chương trình thiết kế MiG-25 bắt đầu vào năm 1958, nguyên mẫu đầu tiên E-155 ra mắt vào năm 1961-1962. MiG-25 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1964.
Ban đầu được chỉ định là dự án E-155, chiếc máy bay nguyên mẫu sau này trở thành MiG-25 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1964. Cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với máy bay chiến đấu này tiếp tục diễn ra từ năm 1965-1970, khi các kỹ sư Liên Xô mất nhiều thời gian do thiết kế độc đáo của MiG-25. Một số chuyến bay thử nghiệm được thực hiện trên Bán đảo Sinai.
Năm 1972, MiG-25 chính thức được Lực lượng Phòng không Liên Xô sử dụng làm vũ khí cho phép Liên Xô chiến đấu với máy bay ném bom và máy bay trinh sát siêu thanh của Mỹ.
Được NATO định danh là “Foxbat”, MiG-25 trở thành máy bay đánh chặn đầu tiên của Liên Xô có khả năng đạt tốc độ Mach 2,83 (khoảng 3.000 km/h). Mặc dù MiG-25 có đủ lực đẩy để đạt tốc độ Mach 3,2, nhưng các phi công được khuyên không nên vượt quá giới hạn tốc độ Mach 2,83 để tránh động cơ quá nóng.
Vào tháng 8/1977, phi công thử nghiệm của Liên Xô Alexander Fedotov lái chiếc MiG-25 đã lập kỷ lục thế giới về độ cao cho máy bay phản lực (37.650m). Đến nay, kỷ lục này vẫn chưa bị phá vỡ.
Nhiều biến thể khác nhau của MiG-25 đã được Liên Xô xuất khẩu sang các nước khác. Trong khi một số quốc gia vẫn còn trang bị máy bay chiến đấu MiG-25 cho lực lượng không quân, phần lớn các quốc gia sở hữu đã cho nghỉ hưu loại tiêm kích này, trong đó có cả Nga.
MiG-25 cũng được coi là máy bay duy nhất có khả năng đạt tốc độ trên Mach 3.0 hiện đang được các lực lượng không quân trên thế giới sử dụng.
VOV.VN - Mặc dù có nhiều loại vũ khí công nghệ cao do phương Tây cung cấp, nhưng các lực lượng Ukraine vẫn triển khai những hệ thống pháo phản lực mini mà nước này tự tạo, với thành phần được lấy từ những hệ thống vũ khí có từ thời Liên Xô.
Máy bay nào nhanh hơn MiG-25?
Mặc dù MiG-25 vẫn được coi là máy bay chiến đấu có tốc độ nhanh nhất thế giới, nhưng xét về tổng thể, đây không phải là máy bay nhanh nhất.
Chẳng hạn, máy bay trinh sát SR-71 Blackbird tốc độ cao do Tập đoàn Lockheed chế tạo cho Không quân Mỹ vào những năm 1960, có thể đạt tốc độ Mach 3,4. Trên thực tế, chính sự tồn tại của những chiếc máy bay do thám có tốc độ nhanh như vậy trong kho vũ khí của Mỹ đã thúc đẩy Liên Xô phát triển MiG-25.
Tuy nhiên, SR-71 không phải là máy bay chiến đấu, mặc dù nó hiện được coi là máy bay phản lực có người lái nhanh nhất thế giới.
Máy bay đánh chặn YF-12, do Lockheed thiết kế, cũng được coi là một trong những chiếc tiêm kích có tốc độ nhanh. Chiếc máy bay này, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1963, cũng có thể vượt tốc độ Mach 3. Nhưng không giống như SR-71 Blackbird, YF-12 có thể mang theo một số tên lửa không đối không.
Tuy nhiên, YF-12 chưa vượt qua giai đoạn thử nghiệm nguyên mẫu. Chỉ có 3 chiếc máy bay YF-12 được chế tạo trước khi Không quân Mỹ dừng phát triển dự án này. Trong khi quân đội Mỹ không còn sử dụng YF-12, chiếc máy bay này đã được NASA sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
XB-70 Valkyrie là một nguyên mẫu máy bay ném bom chiến lược siêu thanh do North American Aviation phát triển vào thập niên 1950. Valkyrie có khả năng bay lên trên 20.000m và bay với tốc độ Mach 3 và nhanh hơn một chút. Điều này giúp máy bay khó bị tiếp cận bởi máy bay đánh chặn của đối phương. Mỹ đã dừng phát triển Valkyrie sau khi giới chức nhận thấy máy bay này không thể chống chọi được với các tên lửa đất đối không do Liên Xô sử dụng. Một số chiếc Valkyrie vẫn được sử dụng cho mục đích nghiên cứu cho đến khi loại máy bay này ngừng hoạt động vào cuối những năm 1960.
X-15, máy bay được trang bị tên lửa của Mỹ do North American Aviation thiết kế, mặc dù đã bay lần đầu cách đây hơn 60 năm, đây vẫn là chiếc máy bay có người lái nhanh nhất từng bay. Máy bay X-15 được chế tạo cho mục đích nghiên cứu và thử nghiệm, có thể bay với tốc độ Mach 6,7. Chỉ có ba chiếc X-15 được chế tạo trước khi loại máy bay này ngừng hoạt động vào cuối những năm 1960.
VOV.VN - Hiện mới chỉ có 3 nước chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5, nhưng đã có ít nhất 9 nước đang thực hiện dự án về máy bay thế hệ 6. Quy mô của các chương trình này cho thấy họ đặt cược vào máy bay thế hệ tiếp theo trong tương lai.
Từ khóa: máy bay, tiêm kích, máy bay chiến đấu, mig25, nga, tốc độ, mach 3, XB70 Valkyrie, chiến đấu, máy bay đánh chặn, yf12, thử nghiệm, mach, phản lực, g, trinh sát, ném bom, mỹ