Những câu chuyện lịch sử âm nhạc tươi mới qua văn chương khảo cứu Nguyễn Trương Quý

Cập nhật: 07/12/2022

(VOV5) -“Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc” (NXB Trẻ ấn hành) là cuốn khảo cứu lịch sử âm nhạc đậm chất văn chương của nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý, vừa ra mắt bạn đọc.

Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Nối tiếp cuốn "Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca" (NXB Trẻ, 2018) về câu chuyện giải trí đô thị Hà Nội trước và sau 1954; thì “Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc” tiếp cận những nhân vật có hành trình khác trong dòng chảy tạo dựng một không gian văn hóa đại chúng ở quy mô phức tạp hơn vào thập niên 1940.
Đây là cuốn thứ hai Nguyễn Trương Quý khảo sát về âm nhạc, từ đó nhìn ra lịch sử xã hội Việt Nam lùi lại thập niên 40 - là thập niên qua những nghiên cứu văn hóa xã hội đã chỉ rõ sự kết tinh vụt sáng của nhiều đỉnh cao văn học nghệ thuật hiện đại Việt đầu thế kỷ 20.
Phục dựng không gian giai đoạn đỉnh cao văn hóa Việt đầu thế kỷ 20
Nhìn lại những nội dung, vấn đề đặt ra trong cuốn sách, Tiến sĩ, nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn cho rằng,“Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc” đã dựng lại một thời điểm rất đặc biệt trong lịch sử xã hội Việt Nam là thập niên 1940 - thời điểm mà sự xuất hiện của trường Đại học Đông Dương, các nhóm hội đoàn, đặc biệt hội đoàn thanh niên rất quan trọng,trong đó có nhóm Hoàng - Mai - Lưu (Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước) mà Nguyễn Trương Quý lấy làmđối tượng khảo sát chính.

"Nguyễn Trương Quý có mộtquan điểm rất hay,cho rằng những bài hát âm nhạc ái quốc giai đoạn đầu, trái ngược với hình dung của chúng ta là dường như không có một sự dây mơ rễ má gì với chủ nghĩa lãng mạn,thì anh đãphân tíchchính những tác động của chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương, trong đời sống lúc bấy giờ lại có thể tạo nên những biểu tượng,nhữngsự gợi hứng rất lớn cho âm nhạc ái quốc giai đoạn đầu.

Tác phẩm nói về số phận rất nhiều ca khúc vốn xuất thân từ hành khúc lại có rất nhiều biến động,nhiều sự thay đổi, mà trong số đó ca khúc "Tiếng gọi thanh niên" làmột trường hợp rất đặc biệt. Vàsố phận của ca khúc này vì thế cũng cho chúng ta thấy sự phức tạp của âm nhạc ái quốc giai đoạn đầu điều mà Nguyễn Trương Quý nói rằng nó góp phần để kiến tạo hình ảnh quốc gia." - TS Mai Anh Tuấn khẳng định.

Những câu chuyện lịch sử âm nhạc tươi mới qua văn chương khảo cứu Nguyễn Trương Quý - ảnh 1Buổi ra mắt sách diễn ra tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum, Đại học Đông Dương cũ, bối cảnh cho những câu chuyện được khảo cứu trong cuốn sách - Ảnh: Bảo Anh/hanoitv.vn

Còn theo PGS-TS, nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Thạch, với cuốn sách, nhà văn Nguyễn Trương Quý đã "muốn dựng lên cả sinh quyển và khí quyển những năm 40 và cả số phận của những trí thức sau năm 40, họ sẽ đi theo những chế độ mới như thế nào. Đọc quyển sách sẽ thấy những câu chuyện rất thú vị không chỉ về LưuHữu Phước, mà chẳng hạn như về Văn Cao, về hành trình song hành của hai nghệ sĩ, haicon người, hai tính cách- một bên là một trí thức sinh viên tinh hoa, nghệ sĩ,trưởng thành trong môi trường đại học làLê Hữu Phước; một bên là con người hành động là Văn Cao -trước khi trở thành một nghệ sĩ cách mạng, ôngđồng thời cũng là một nhà cách mạng."

Những câu chuyện lịch sử âm nhạc tươi mới qua văn chương khảo cứu Nguyễn Trương Quý - ảnh 2(Từ trái qua): PGS-TS Phạm Xuân Thạch, nhà báo Kiều Trinh, nhà văn Nguyễn Trương Quý, TS Mai Anh Tuấn tại buổi ra mắt sách.

“Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc” nhìn nhận vai trò của Tổng hội sinh viên Đại học Đông Dương, và những nhân vật quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn nghệ và chính trị Việt Nam những năm 40 với nhóm Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, và Văn Cao, Nguyễn Mỹ Ca, Trần Văn Khê, Thế Lữ vv.. PGS Tiến sĩ, nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Thạch nhận định, đây là cuốn sách có giá trị đặc biệt trong lịch sử nghiên cứu xã hội – văn hóa Việt Nam. Những câu chuyện rất éo le của lịch sử văn hóa được kể lại mạch lạc, độc đáo trong tác phẩm. Và hơn nữa, Nguyễn Trương Quý đã chạm đến chủ đề rất độc đáo trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn và lịch sử Việt Nam, khi đề cập đến chủ nghĩa dân tộc, cảm thức về dân tộc chủ nghĩa trong tác phẩm tân nhạc

"Bởi vì từ trước tới nay, hầu như trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn chúng ta chỉ đề cập đến chủ nghĩa yêu nước, chứ không đề cập chủ nghĩa dân tộc. Đây làmột chủ đề nghiên cứu hết sức quan trọng nếu chúng ta quay lại nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ 20. Thế kỷ 20 chính là giai đoạn hình thành nên chủ nghĩa dân tộc hiện đại,hình thành nên một quốc gia tưởng tượng, một cộng đồng tưởng tượng, theo hình dung của Anderson là "nước Việt Nam mới".

Và chủ nghĩa dân tộc ấy, trong giai đoạn tác phẩm đề cập, là những năm 40 - trong giai đoạn phục sinh của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Người đầu tiên nói đến điều này là nhà nghiên cứu văn học Phạm Thế Ngũtrong công trình "Việt Nam văn học sử giản ướctân biên", viết vào những năm 50- 60 (Thế kỷ 20). Ông nhận thấy rằng ở Việt Nam những năm 40 là những năm đặc biệt của văn hóa. Nếu chúng ta nhìn vào tất cả các lĩnh vực nghệ thuật,đều thấy hai điểm. Thứ nhất, tất cả các nghệ thuật của chúng tanăm40 đều đạt đến đỉnh cao. Những tác phẩm đỉnh cao nhất tiểu thuyết Việt Nam của Nhất Linh, Khái Hưngđược hiệndiện vào những năm 40; nhữngtruyện ngắn xuất sắc nhất lịch sử truyện ngắn Việt Nam của Nam Cao là từ những năm 40. KịchViệt Nam hình thành từ những năm 1920 nhưng phải đến năm 40 mới có một bi kịch hoàn hảođi vào lịch sử, cho đến giờ Lưu Quang Vũ có thể viết hàng chục vở kịch nhưng chưacó vở kịch nào có thể đi qua đượcbi kịch ấy, là "Vũ Như Tô" (của Nguyễn Huy Tưởng). Rồi đến năm 40 chúng ta mới có nghiên cứuthực sự của người Việt, với một ýthức về lý luận, đó là Trương Tửu. Đến năm 40 chúng ta mới bắt đầu có ý thức về phê bình chuyên nghiệp, với Hoài Thanh. Năm 40 là một giai đoạn đỉnh cao của toàn bộ văn hóa Việt Nam,chưa nói đến tân nhạc, chưa nói đến hội họa.

Thứ hai, những năm40 là giai đoạn phục sinh của chủ nghĩa dân tộc. Cần phải nhớ rằng chủ nghĩa dân tộc được hình thành từ một khoảnh khắc bừng tỉnh của lịch sử Việt Nam vào đầu thế kỷ 20,những năm 1905 - 1907 khi những nhà nho chísĩ như cụ Phan Bội Châu bắt đầu đọc tâm thư vàhiểu thế nào là dân tộc. Và họ đã thay thếchủ nghĩa quốc gia dựa trên vương quyền của thời trung cổ bằng chủ nghĩa dân tộc. Phan Bội Châu là nhà dân tộc chủ nghĩa đầu tiên của lịch sử Việt Nam khi ông viết "Việt Nam quốc sử khảo", ông gọi tên quốc gia chúng ta là Việt Nam.” -PGS TS Phạm Xuân Thạch khẳng định.

Những câu chuyện lịch sử âm nhạc tươi mới qua văn chương khảo cứu Nguyễn Trương Quý - ảnh 3

Và điều gì đã xảy ra trong không khí ấy, cái bối cảnh văn hóa mà Nguyễn Trương Quý đã xây dựng lại trong những năm tháng ấy? Theo PGS TS Phạm Xuân Thạch, khác với những ngành nghệ thuật khác như mỹ thuật, nghiên cứu, khoa học có thể có sự nối tiếp hoặc mở mang qua các trường tây học, sau khi điện ảnh đã đến Đông Dương từ những năm 20, thì tân nhạc mới dần dần vào Việt Nam và phổ biến từ những năm 30: "Tân nhạc phải đi những bước rất lần mò bằng cách nghe nhạc phương Tây rồi chuyển sang lời ta điệu tây, sau đóchuyển sang tân nhạc. Điều kỳ diệu là chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, có những bản nhưBạch Đằng Giang của Lưu Hữu Phước, một tưduy âm nhạc mới đã được định hình, nghĩa là một tư duy âm nhạc không chỉ gắn liền với balad, những tình khúc mà là những tư duy mang tính giao hưởng, nhữngbè, những khúc thức rất phức tạp. Có thể nói đấy làđiều kỳ diệu.

Khi văn hóa chínmuồi, khi các nghệ thuật chín muồi thì chủ nghĩadân tộc đã chan hòa cùng văn hóa để tạo ra những sản phẩm rất độc đáo. Và nó để lại cho chúng ta một di sản mà các thể chế tiếp theo khi kiến tạo những truyền thống của quốc giadân tộc thì họ lại sử dụng lại. Ít nhất là Quốc ca chúng ta vẫn giữ từnăm 1945 cho đến nay. Có một chi tiết thú vị, tức làbản nhạctang lễ chính thức của chúng ta, chính là Hátgiang trường hận củaLưu Hữu Phướcvà được sáng táctrong giai đoạn trước 1945. Như vậy là từ những biểu tượng các nhà nho duy tân hình thành trong giai đoạn những năm 1910 - 1920 về các anh hùng dân tộc, về truyền thốngchống ngoại xâm, về biểu tượng những idol của chủ nghĩa dân tộc, được tái sinh trong nghệ thuật đại chúngtrong những năm 40. Và giờ nó được lưu giữ trong văn hóa của chúng ta,góp phần kiến tạo nên truyền thống quốc gia của chúng ta."

Trao những tươi mới trong "thanh xuân" của lịch sử

Theo tiến sĩ, nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn, ngay từ cái tên của cuốn sách khó có thể tìm được từ nào đẹp hơn và chính xác hơn từ “thanh xuân" của tân nhạc ái quốc: "Bởi vì đúng là những người bước vào cái giai đoạn tân nhạc ái quốcnày còn quá trẻ. Ông Lưu Hữu Phước, sinh năm 1921 và khi ông viếtTiếng gọi thanh niênđúng tròn 20 tuổi. Và những ca khúc sau đó, lànhững ca khúc mà bây giờ nhiều bạn vẫn còn nghe, còn thuộc như Lên đàngchẳng hạn, viết lúc mới 23-24 tuổi, rất trẻ.

Tôi rất ngạc nhiên bởi vì không biết năng lượng hoặccảm xúc nào mà họ có thể đặt ra những ca từ và nghĩ đến những câu chuyện của đất nước, của dân tộc, của nòi giống một cách rất đặc biệt như vậy ở độ tuổi màngày hôm nay những thanh niên cùng đội tuổidường như chưabận tâm đến. Chữ Thanh xuân đúng là gợi nhắc đến một thời đại rất đẹp của một thế hệ thanh niên lúc bấy giờ. Có một điều rất đặc biệt, là những người trong nhóm Hoàng Mai Lưu và rộng ra là Tổng hội sinh viên Đông Dương xuất thân từ ngành luật hoặc y dược và khoa học, tức là nhữngngành có vẻ như hơi xa lạ với nghệ thuật. Nhưng họ lại là những người người nhạc sĩ rất giàu tính nghệ thuật. Cuốn sách này gợi nhắc chúng ta chân dung của cả một thế hệ xuất phát từ nền giáo dục Pháp - Việt,và sau đó họ lại dùng chính vốn hiểu biết đó để có thể đưa đến một cảm thức dân tộc chủ nghĩa."

"Khảo cứu của Nguyễn Trương Quý khơi nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những người làm nghệ thuật như chúng tôi" - đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp
Chia sẻ về quá trình “bếp núc” khó khăn trong mấy năm ròng rã làm nên cuốn sách này, nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý cho biết: "Quá trình làm đi qua một khối lượng thông tin quá nhiều. Tôimày mò mấy năm ở các thư viện: Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Thư viện Quân đội,sangLưu trữ quốc gia Pháp,trung tâm Lưu trữ quốc gia 3...
Tôi rất may mắn có nhiềunhà sưu tầm như anh Tạ Thu Phong là kho dữ liệu tuyệt vời, Trúc bạch thư xã có nhiều thông tin mà trong cuốn sách tôiđã sử dụng. Côngcuộc tìm kiếm của mình như có sựgóp sức của một cộng đồng tàng thư vậy, mà một mìnhkhông thể làm được hết. Có thời điểm rấtmay là khi cuốn sách đến bản bông thứ 6vẫn còn thông tin được mọi người gửi đến và tôi sửa tiếp. "

PGS TS, nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Thạch đánh giá cao việc cuốn sách viết dựa trên những nền móng lý thuyết vững chắc, nhưng với bạn đọc, ông cho rằng điều đáng chú ý hơn cả chính là: "Câu chuyện của lý thuyết đã được chuyển hóa thành những câu chuyện lịch sử rất sinh động chứ không phải là những kiến thức trừu tượng và tư biện về lịch sử. Chính vì vậy nên tôi khuyên sinh viên của tôi cần phải đọcnhững cuốn sách như thế này, vìnó có một sự tươi mớirất đẹp của văn chương."

"Một thời địa của những tráng sĩ ca bên cạnh những diễm tình ca. Khi bài hát tân nhạc đầu tiên ra đời, cũng là lúc những bản hành khúc khơi dậy lòng ái quốc của người Việt xuất hiện. Trong bối cảnh Đông Dương thuộc Pháp năm 1940, những người sinh viên và thanh niên chưa đến hai mươi tuổi đã viết những bài hát về về chiến công xa xưa của các anh hùng dân tộc, kêu gọi tập hợp lực lượng kiến tạo một đất nước tương lai. Lưu Hữu Phước, Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến đã tạo ra một bầu khí quyển âm nhạc sôi sục bằng những bài hát "thanh niên - lịch sử" thúc giục một lớp người Việt Nam mới giành lấy chính quyền trong cao trào giải phóng dân tộc năm 1945" (Nguyền Trương Quý "Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc")

Từ khóa:

Thể loại: Âm nhạc - Điện ảnh

Tác giả:

Nguồn tin: VOV5

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập