Những “bi kịch trên bàn ăn” trong đời người chạy thận

Cập nhật: 01/09/2020

VOV.VN - Thanh Hiền buông đũa cơm trưa, ăn dưa hấu tráng miệng. 20 phút sau, cô gái 24 tuổi nằm bất động trong khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai.

“Em còn tưởng hôm đấy chết rồi“, Hiền kể về lần “vạ miệng” đầu năm 2018, chưa quên cảm giác những dòng mồ hôi trườn khắp đầu, cổ và lưng giữa cái lạnh tháng 2. Môi và tay chân Hiền tê đi, khắp người như có kiến bò, lửa đốt. Cô gái không thở được, ôm ngực nằm co quắp ngay trên ghế quán cơm, trước khi ngất, chỉ kịp nghe tiếng mẹ khóc “Xin cứu con tôi”.

Trong mỗi 100 gram dưa hấu có 187 mg kali, chỉ tương đương 5% lượng cần thiết cho người Việt Nam trưởng thành, theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia. Kali chủ yếu được đào thải qua thận. Khi chức năng thận suy giảm, kali trong máu tăng cao, gây rối loạn nhịp tim, cứu chữa không kịp thời, có thể dẫn tới tử vong. Cao kali máu có thể dẫn tới suy tim trong hội chứng tim-thận, số liệu nghiên cứu ADHERE cho thấy hơn 60% bệnh nhân suy tim có bệnh thận.

nhung "bi kich tren ban an" trong doi nguoi chay than hinh 1

Suy dinh dưỡng nhưng thức ăn bồi bổ cũng có thể trở thành “độc dược” với bệnh nhân suy thận. Ảnh: Đỗ Mạnh Cường

Người thể trạng bình thường, mỗi ngày có thể ăn tới 3kg dưa hấu. Nhưng Hiền, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 4, là 1 trong 5 triệu người Việt ngoại lệ.

“Ngoại lệ” này vô cùng phổ biến. Hội Thận học Thế giới (KDIGO) ước tính đến cuối năm 2019, khoảng 500 triệu người bị suy thận mạn tính (chronic kidney disease- CKD). Năm 2017, hơn 1,2 triệu nguời chết vì CKD, đưa căn bệnh này trở thành nguyên nhân tử vong cao thứ 12 của cư dân toàn cầu.

Cuối năm 2016, Hiền lúc này vẫn là công nhân may 22 tuổi của một KCN ở Bắc Giang, đang mang bầu con trai đầu lòng. “Dạo đấy tự nhiên thấy thịt là hãi”, Hiền làm động tác rùng mình, nhăn mặt lại. Cơn chóng mặt, tê chân tay đến đột ngột, Hiền chỉ nghĩ hậu quả của tăng ca.

Ở tháng thứ 2 của thai kỳ, Hiền được chẩn đoán bị suy thận mạn 3B. Đứng giữa lựa chọn tính mạng và đứa con, Hiền đi theo con đường của một người mẹ, nhưng đứa trẻ không bao giờ chào đời. Cuộc hôn nhân chấm dứt. Bốn năm ở xóm chạy thận Lê Thanh Nghị (Hà Nội), Hiền sống bám vào mẹ đẻ, kim truyền, máy lọc và “rất nhiều thuốc”.

Ở giai đoạn thứ 4 của bệnh suy thận mạn, Hiền bây giờ lọc máu 3 lần mỗi tuần. Bốn giờ chịu đựng 2 mũi kim to như ruột bút đâm vào tay, cũng là 4 giờ Hiền cảm thấy nhẹ nhõm nhất, ngon miệng nhất và tranh thủ ăn những thứ mình thích. Nhưng chỉ cần đến bữa thứ hai, cảm giác sợ đồ ăn lại quay về. “Em từng nhiều lần nhịn ăn cả tuần”.

Hiền nói, lần cuối ăn một bữa cơm ngon, cách nay đã khoảng 4 năm. Từ lúc phát bệnh, lúc nào cũng như “có bả trong miệng”, thấy đồ ăn là buồn nôn, đắng ngắt. Nhìn người khoẻ mạnh ăn những thứ họ thích, Hiền tủi thân, buồn bực phát khóc.

120 bệnh nhân xóm này, giữa nhiều điểm chung, ai cũng có vài hộp “hạ kali” 20 nghìn đồng/gói, để đầu giường, để đề phòng những vụ “chết hụt“ như Hiền vì ăn đồ nằm trong danh sách kiêng: chuối, cam, rau quả xanh đậm, đồ hải sản, thịt nhiều đạm, muối…

“Mỗi người kỵ một vài thứ. Em mới chỉ biết mình kỵ nước dừa, hồng xiêm, thấy tê môi, khó thở cái là phải uống ngay một gói”.

Bốn năm, sút 14 kg, Hiền năm nay 26 tuổi nặng 32kg và chính thức coi việc ăn uống, là một cực hình. Cảm giác luôn luôn “như có bả trong miệng” chỉ là một phần. Điều đáng sợ nhất, là Hiền vẫn rất thèm ăn, nhưng chỉ không biết thứ sắp bỏ và miệng sẽ là đồ ăn, hay “thuốc độc”.

Bi kịch thiếu hụt dinh dưỡngkhông chỉ xảy ra với những bệnh nhân có mức sinh hoạt dưới 30.000 đồng/ngày như mẹ con Hiền.

Bà Trần Tuyết Nhung, 48 tuổi, ở Nam Định, phát hiện suy thận mạn 3B, tháng 12/2018 với cùng những triệu chứng đau đầu, sợ thịt, huyết áp cao. Hơn 20 năm đứng trên bục giảng, lần đầu cô giáo Nhung bật khóc ngay trong giờ dạy vì “không bao giờ nghĩ mình bị bệnh này“.

Từ khi bà Nhung bị bệnh, ông Dục xin chuyển công tác sang bộ phận hành chính để tiện chăm sóc vợ. Mỗi tháng đưa bà lên Hà Nội khám, lấy thuốc một lần, ngày 4 lần đưa đón đi dạy, thay vợ làm mọi việc nội trợ. Ông đọc sách báo, cố ghi nhớ các khuyến cáo dinh dưỡng cho người bị suy thận mạn, nấu riêng 2 thực đơn cho mỗi bữa ăn, một cho vợ, một cho ông và con gái.

Ban đầu không quen, khi thì canh cạn, khi thì thịt cháy, khi lại mặn chát, quá lửa, khi thì nấu nhầm đồ phải kiêng, ông Dục nấu lại từ đầu. Sau này sợ vợ tủi thân, 2 bố con tình nguyện ăn chung thực đơn với người bệnh, chỉ để thêm bát nước mắm cho mình. Những bữa cơm quây quần vui vẻ, giờ trôi đi trong không khí ngột ngạt. Cả ba người cùng phải “cố gắng ăn”.

“Nhiều lúc thấy quá sức chịu đựng, nhưng vì vợ nên cố“, ông Dục vừa nói, vừa xoa cánh tay chi chít những vết mổ cầu, lọc máu của bà Nhung.

nhung "bi kich tren ban an" trong doi nguoi chay than hinh 2
Kiêng khem kéo dài, ăn nhạt tuyệt đối cũng là một bi kịch khác với người mắc bệnh thận. Ảnh: Đỗ Mạnh Cường

Trái với Hiền, bà Nhung nhận mình do quá hoảng sợ, nên làm theo suy nghĩ “kiêng càng nghiêm ngặt, bệnh càng nhanh khỏi“. Gần 2 năm bị bệnh, 3 bữa ăn của bà chỉ xoay quanh bắp cải, súp lơ trắng luộc, thịt lợn luộc và cắt muối tuyệt đối.

Ba tháng đầu ăn kiêng, bà Nhung giảm 7 kg, móng tay móng chân chầy xước và rụng tóc liên miên, chân tay luôn run rẩy, da nhăn nheo. “Mình khi ấy như một bà già 70, cảm thấy soi gương cũng đáng sợ như việc ngồi vào bàn ăn“, bà Nhung lắc đầu.

Từ lúc chạy thận, một ngày bà Nhung uống thêm 6 viên “đạm thận“, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho những người bệnh gần như mất khả năng ăn uống. Bà Nhung uống thuốc nhiều hơn ăn cơm, nói mình sắp quên mùi vị của các món ăn quen thuộc.

“Lúc bi quan, nhìn người khác ăn ngon, mình thấy ghét họ lắm”. Thèm ăn, hai năm nay, với cô giáo Nhung, trở thành thứ cảm giác xa xỉ.

Hai bi kịch, một là thèm ăn nhưng sợ cơ thể phản ứng, như Hiền, và đánh mất vị giác, do kiêng khem, ăn nhạt tuyệt đối, gây suy nhược cơ thể như bà Nhung, đại diện cho 2 vấn đề điển hình của các bệnh nhân suy thận mạn. Trong “trận chiến” này, vũ khí của Hiền, những gói Kalimate đóng gói 5g, chỉ là biện pháp mang tính tạm thời.

Việc thiếu hụt dinh dưỡng và thận không lọc được máu khiến các nội tạng còn không thể duy trì hoạt động. Hậu quả không chỉ thấy qua cân nặng. Cơ thể suy nhược khiến các mạch trên hai cánh tay Hiền hầu như không đập. Bác sĩ, phải mổ cầu ở cổ, tiến tới đặt mạch nhân tạo.

Với gia đình bà Nhung, sau nhiều nỗ lực thay đổi thực đơn không mang lại vị giác cho vợ, ông Dục tìm đến sữa dinh dưỡng y học chuyên biệt, như một nguồn bù đắp. Bà Nhung may mắn không có vấn đề tiêu hoá với sữa và các sản phẩm liên quan, nhưng đó là chuyện trước khi bị bệnh, khi duy trì mỗi tối uống một cốc để dễ ngủ.

Hiện nay, mỗi ngày bà Nhung uống 4 cốc sữa dành cho người suy thận mạn, thay cho việc ăn cơm. “Ban đầu cũng thấy thơm, ngon, nhưng bắt đầu cũng thấy hơi ngậy và ngán", nhưng bà Nhung vẫn sẽ cố gắng uống, vì bây giờ, nó là “lối thoát“ duy nhất còn lại.

nhung "bi kich tren ban an" trong doi nguoi chay than hinh 3
Bà HoàngNgọc Lan- Chuyên gia của Nutricare

Theo Thạc sĩ Sức khỏe cộng đồng tại Đại học South Carolina, Hoa Kỳ; Cử nhân Dinh dưỡng & Tiết chế tại Đại học Flinders, Úc –bà HoàngNgọc Lan- Chuyên gia của Nutricare, Thương hiệu Quốc gia về Dinh dưỡng Y học,với dòng sản phẩm chuyên biệtdành cho bệnh nhân, ngoài thành phần dinh dưỡng cân bằng, cần có hương vị ngon, không gây ngán khi sử dụng lâu dài. Nếu không đạt tiêu chí hương vị, việc uống sữa, với bệnh nhân, sẽ áp lực không khác gì uống thuốc.

Như với dòng sản phẩm Leanmax Rena Gold dành cho bệnh nhân suy thận của Nutricare, hệ dưỡng chất luôn được thiết kế cân đối với nhu cầu cũng như đặc điểm thể trạng của người Việt. Sản phẩm cung cấp đầy đủ và cân đối các thành phần thiết yếu của một khẩu phần bổ sung như, năng lượng, chất đạm, vitamin và khoáng chất giúp người bệnh đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. Hàm lượng natri, kali, phốt pho cũng được giữ ở mức thấp, hỗ trợ kiểm soát điện giải. Tỷ lệ và chất lượng thành phần đạm trong sản phẩm được cân nhắc phù hợp cho từng giai đoạn bệnh.

Hội đồng cố vấn của Nutricare, gồm các phó giáo sư, tiến sĩ chuyên về khoa học dinh dưỡng tại các đại học quốc tế và Viện dinh dưỡng Quốc gia nghiên cứu 2 dòng sản phẩm dành riêng cho hai đối tượng bệnh nhân suy thận: Leanmax Rena Gold 1 và Leanmax Rena Gold 2 dành cho bệnh nhân trước và đang chạy thận nhân tạo. Trong mỗi sản phẩm đều cân nhắc tới từng thành phần nhỏ nhất, đặc biệt là cân bằng lượng kali và phốt pho, hai chất khó đào thải khi chức năng thận suy giảm.

Như sản phẩm Leanmax Rena Gold 1có protein thấp,ít natri, kali, phốtpho hỗ trợ cân bằng điện giải, huyết áp, tránh ứ đọng muối gây phù nề, làm tăng áp lực cầu thận và hạn chế tối đa các biến chứng kèm theo, phù hợp với bệnh nhân suy thận giai đoạn 3, 4, chưa phải lọc máu hay chạy thận.

Trong khi đó, sản phẩm Leanmax Rena Gold 2 được kết hợp sử dụng đạm Whey thủy phân và đạm đậu nành giúp dễ hấp thu, duy trì và cải thiện khối cơ, tăng cường sức khỏe, phù hợp cho bệnh nhân suy thận giai đoạn 5, phải lọc máu hay chạy thận. Vì vậy, sản phẩm này giúp đảm bảo 4 nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân giai đoạn kể trên là duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt; ngăn ngừa, kìm hãm chứng loạn dưỡng xương; kiểm soát phù và mất cân bằng điện giải. Bệnh nhân vẫn đảm bảo có được một chế độ ăn ngon miệng, hấp dẫn.

Được phát triển dựa trên quan điểm chung của Nutricare là giải quyết cùng lúc 2 vấn đề: dinh dưỡng và khẩu vị, sản phẩm Leanmax Rena Gold giúp cho qua trình bù đắp lỗ hổng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận không còn mang dáng dấp một “cuộc chiến”. Mỗi bữa ăn với họ và gia đình, vì thế, sẽ không còn là những “cực hình”./.

Từ khóa: chạy thận, bệnh viện Bạch Mai, Leanmax Rena Gold 2, Nutricare

Thể loại: Y tế

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập