Nhật Bản cải tạo tàu “khu trục trực thăng” thành tàu sân bay
Cập nhật: 14/07/2020
VOV.VN - Trong môi trường quốc tế thay đổi, Nhật Bản đang có chương trình cải tạo tàu sân bay trực thăng thành tàu sân bay cho tiêm kích hạm F-35B.
Tokyo bắt đầu chuyển đổi hai tàu sân bay trực thăng đầu tiên thuộc lớp Izumo của Nhật Bản thành tàu sân bay. Sau khi hoàn thành việc cải tạo tại xưởng đóng tàu ở Yokohama, những chiếc tàu này sẽ có thể mang theo máy bay chiến đấu F-35B Lightning II do Mỹ sản xuất, có thể cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Điều này sẽ làm tăng số lượng quốc gia sở hữu tàu sân bay tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Như Janes giải thích, việc tái cấu trúc các con tàu này trùng với lịch bảo trì theo kế hoạch của chúng, được thực hiện cứ năm năm một lần. Hiện tại, tàu JS Izumo đã được gửi đi để đại tu và hiện đại hóa, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2025.
Các tàu sân bay trực thăng lớp Izumo có lượng giãn nước 24.000 tấn đã được chế tạo có tính đến khối lượng của F-35B và bị chi phối bởi việc bố trí và cải tạo các bộ phận khác nhau, như thang máy và sàn tàu. Cần phải tái cấu trúc tàu, cụ thể, tăng cường sức mạnh cho boong tàu, tăng khả năng chịu nhiệt của nó (đối với máy bay cất cánh thẳng đứng). Hiện tại vẫn chưa rõ liệu sẽ có một đường lấy tàu sân bay trực thăng lớp Izumo đà trên tàu hay không.
Tàu sân bay trực thăng Izumo sẽ được chuyển đổi thành tàu sân bay cho tiêm kích hạm F-35B; Nguồn: forbes.com |
Đây là lần đầu tiên sau Thế chiến II Hải quân Nhật Bản quay lại với tàu sân bay. Phải chịu thất bại nặng nề, quân đội Nhật Bản đã mất nhiều loại vũ khí cần thiết cho các chiến dịch tấn công. Trong môi trường quốc tế hiện tại, Tokyo tin rằng Nhật Bản không còn bị bắt buộc phải tuân theo chiến lược sau chiến tranh.
Trong lịch sử, Hải quân Nhật Bản rất chú trọng đến các hàng không mẫu hạm. Tàu sân bay Hōshō được đưa vào hoạt động vào ngày 27/12/1922, là ý tưởng chế tạo tàu sân bay đầu tiên của thế giới. Tham gia Trận chiến Midway vào tháng 6/1942, Nhật Bản có hạm đội tàu sân bay lớn nhất thế giới. Vào cuối cuộc chiến, nhiều tàu sân bay đã bị đánh chìm, chủ yếu là bởi Hải quân Hoa Kỳ.
Sau chiến tranh, các tàu sân bay còn lại đã bị phá hủy và Nhật Bản bước vào thời kỳ giải giáp, thông qua Hiến pháp năm 1947, cấm duy trì các lực lượng có thể tiến hành chiến tranh. Giữa Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Lạnh, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, các khả năng quân sự đã được tái lập lại cho mục đích tự vệ, theo hiến pháp.
Gần đây, các quốc gia láng giềng Nhật Bản đã bắt đầu có tàu sân bay. Trung Quốc đang xây dựng một đội tàu sân bay lớn. Một trong số chúng, tàu sân bay Shandong đã đi qua eo biển Đài Loan với các máy bay chiến đấu trên boong như là một màn phô diễn sức mạnh. Hàn Quốc cũng đang lên kế hoạch đóng các tàu sân bay được trang bị máy bay phản lực đầu tiên của mình.
Trong bối cảnh đó, việc hiểu tinh thần Điều 9 từ bỏ chiến tranh của Hiến pháp đã thay đổi dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật Bản sẽ không có tàu sân bay, nhưng sẽ có Tàu khu trục đa mục đích. Đối với một người hiểu biết, sự khác biệt chỉ có ở tên gọi. Hai tàu khu trục “Trực thăng” hiện tại sẽ được sửa đổi để cho máy bay chiến đấu F-35B đồn trú.
Chiếc F-35A của Không quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản; Nguồn: thedrive.com |
Trên thực tế, việc chuyển đổi các tàu sân bay là một quá trình gồm nhiều bước. Bắt đầu từ thời Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản đã chế tạo các khu trục hạm cực lớn trang bị được nhiều máy bay trực thăng hơn so với các quốc gia khác. Tàu lớp Shirane nặng 7.500 tấn và có thể mang theo 3 trực thăng Sea King trong khi khu trục hạm của các quốc gia khác có thể mang theo một hoặc hai chiếc.
Được gọi là "tàu khu trục trực thăng", chúng có hình dáng và cấu trúc của các hàng không mẫu hạm phẳng. Và ở mức 19.000 tấn, chúng lớn hơn một số tàu sân bay hạng nhẹ có trong biên chế hải quân các nước. Lớp Izumo lớn hơn, ở mức 27.000 tấn. 2 tàu dự kiến sẽ được cải tạo để mang theo máy bay phản lực F-35B Lightning-II.
Nhật Bản chính thức tuyên bố mua 42 máy bay phản lực Lockheed Martin F-35B vào tháng 8/2019. Đây là phiên bản máy bay phản lực nhảy, có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (short take-off and vertical landing – STOVL), có thể vận hành trên các tàu sân bay Nhật Bản mới. Không quân đã vận hành mẫu F-35A lớn hơn không có khả năng hạ cánh trên các tàu sân bay mới.
Trong một động tái liên quan, ngày 9/7/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ đã phê duyệt bán cho Nhật Bản 105 máy bay chiến đấu F-35 (trị giá ước tính 23,11 tỷ USD), 63 chiếc F-35A là phiên bản truyền thống của loại máy bay chiến đấu F-35, và 42 chiếc F-35B - phiên bản cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng sử dụng cho các tàu sân bay, giúp cải thiện an ninh của đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Các tàu sân bay Nhật Bản sẽ nhỏ hơn và ít hơn Trung Quốc, nhưng chúng cũng sẽ giúp làm chậm tốc độ mà Hải quân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bị vượt mặt bởi Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng./.
Từ khóa: Nhật Bản cải tạo tàu “khu trục trực thăng” thành tàu sân bay, tiêm kích hạm F-35B, tàu sân bay trực thăng lớp Izumo
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN