Nhâm nhi dòng sách Tết:
Cập nhật: 15/01/2021
(VOV5) - Chùm sách Tết trao gửi những giá trị văn hóa truyền thống, cùng hướng đến một năm mới 2021 tốt đẹp hơn.
Sách Tết đã có truyền thống tại Việt Nam gần một thế kỉ, là một thú chơi tao nhã trong dịp Tết. Hơn sáu mươi năm trước, năm 1959, Mừng Tết Mới - Xuân Kỷ Hợi của NXB Kim Đồng đã ra mắt, giới thiệu tác phẩm của nhiều tác giả và hoạ sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ. Nếu Xuân Canh Tý 2020 đánh dấu sự trở lại của dòng Sách Tết đã được NXB Kim Đồng với ấn phẩm Nhâm Nhi Tết, khi cuốn sách thành công ngoài mong đợi của NXB, được nối bản ngay khi vừa phát hành.
Quang cảnh buổi giới thiệu sách. |
Và năm nay, cũng như đều đặn mỗi dịp Tết đến Xuân về, ấn phẩm “Nhâm nhi Tết” sẽ là món quà Tết đặc sắc NXB Kim Đồng gửi tới bạn đọc. Trong dịp Tết Tân Sửu 2021 này, những cuốn Sách tếtđặc sắc khác cũng được NXB Kim Đồng tái bản.
Bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc, TBT NXB Kim Đồng cho biết, Nhâm nhi Tết và những cuốn sách Tết tái bản tiếp nối truyền thống sách Tết cho bạn đọc. |
Trong buổi trò chuyện giới thiệu bộ sách, bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc, TBT NXB Kim Đồng cho biết: “Ý tưởng làm sách Tết không phải là một ý tưởng mới. Cách đây hơn 60 năm Nhà xuất bản Kim Đồng cũng đã cho ra đời các ấn phẩm Tết. Tuy nhiên, năm 2020khi bước vào năm đầu tiên của một thập niên mới và cũng là một năm rất đặc biệt đối với Nhà xuất bản Kim Đồng khi chúng tôi được quay trở lại ngôi nhà của mình, Ban biên tập đã suy nghĩ rất nhiều. Và chúng tôi thấy đây thực sự là năm để chúng tôi khởi động lại dự án sách Tết. Sang năm Tân Sửu này Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt mộtchùmsách Tết bao gồm cả những tác phẩm mới và những tác phẩm được tái bản, với mong muốntổng kết lại mộtnăm 2020đặc biệt này, cùng hướng đến một năm mới 2021 với những điều tốt đẹp hơn.”
"Nhâm nhi Tết" và những cuốn sách Tết của NXB Kim Đồng |
Trong dịp Tết Tân Sửu 2021 này, ngoài cuốn Nhâm nhi Tết sẽ chỉ phát hành đúng năm và sẽ không
“Cuốn Tết xưa thơ bé được tái bản lần này,là những bài tản văn nhỏ xinh nói về những cảm xúcđầu đời trong trẻo.” (Hương Thị)
tái bản, thì những cuốn sách Tết đặc sắc khác được NXB Kim Đồng tái bản như “Kể chuyện Tết Nguyên Đán” (Lời: Trương Quý – Tranh: Kim Duẩn); hai tập tản văn trong bộ Viết cho những điều bé nhỏ: “Tết xưa thơ bé” (của Hương Thị), “Nhớ ơi là Tết” (của Thái Hương Liên); hai tập truyện ngắn trong Tủ sách Văn học Tuổi thần tiên: “Giao thừa không đến muộn” (của Nguyễn Ngọc Hoài Nam), “Ngọn lửa đêm ba mươi” (của Thùy Dương) đều là những cuốn sách được độc giả tìm đọc.
Cuốn sách Tranh với những vần thơ ngộ nghĩnh “Đúng là Tết!” (Lời: Bùi Phương Tâm, Tranh: Mai Ngô) rất được yêu thích cũng trở lại cùng với phiên bản tiếng Anh “This is Tết!” để đáp ứng nhu cầu đọc sách của các độc giả nhí trong nước và quốc tế.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý và họa sĩ Kim Duẩn. |
Nhà văn Nguyễn Trương Quý cho rằng, việc tái bản những cuốn sách về Tết chứng tỏ một nhu cầu có thật của bạn đọc: “Ở đây cho thấy mối quan tâm của xã hội cũng như của cộng đồng đến một yếu tố truyền thống đậm nét trong xã hội Việt Nam là ngày Tếtvẫn còn được bảo lưu. Câu hỏi đặt ra, luôn luôn khiến cho những người làm sáchTết hay làm những sách có tính chất thời điểm, là liệu những thời điểm đấy có là một thứ giá trị bất biến không, haylà nó sẽ thay đổi? những cuốn sách Tết này sẽ là cuốn sáchthứ bao nhiêu trong số những hằng hà sa số sáchTết từ xưa đến giờ? Có gì khác không? Có gì mớikhông? Thực ra thì mối bậntâm nhất của trẻ con về Tết là cái gì? Có giống như mình không? Cái khó nhất của người viết về câu chuyện hơi truyền thống này, là liệu mình có áp đặt một cái nhìn của người đã ăn,đã biết đã nếm qua?”
“Hy vọng rằng truyện ngắn nhỏ này của tôi sẽ truyền đi một thông điệp, là hãy cho trẻ em được tiếp xúc với những giá trị văn hóa truyền thống.” (Đào Mạnh Long – tác giả Đôi giày búp bê) |
Trong cuốn Nhâm nhi Tết, mỗi bài thơ, truyện ngắn đều được các biên tập chọn lọc kỹ lưỡng và đặt hàng nhà văn. Như với Lê Thắm, trong cuốn “Nhâm Nhi Tết” năm nay, chị góp mặt với truyện ngắn “Điều ước của Pia” – lấy cảm hứng từ các nhân vật và bối cảnh có thật ở vùng cao Y Tý, Lào Cai, trong bộ phim tài liệu “Chị gái” do Trung tâm Sản xuất các chương trình giáo dục, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Vốn là đạo diễn hoạt hình, người viết nội dung chương trình truyền hình cho thiếu nhi, năm 2020, chị cùng với tiến sĩ Toán học Lê Anh Vinh đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Toán học rất thú vị “Cuộc phiêu lưu của Jenny ở vương quốc ham chơi”.
Lê Thắm kể lại nguồn cảm hứng để chị viết “Điều ước của Pia” cho Nhâm nhi Tết: “Thực ra trước nay em thấy rằng mọi người có nói, viết hay chụpảnh về các em bé vùng cao. Tuy nhiên gần như em chưa thấy thể hiện được cảm xúchay những suy nghĩ của các bé một cách sâu sắc và tinh tế.
Một trongnhững nguồn cảm hứng của em là bộ phim tài liệu Chị gái nói vềnhững nhân vật có thật,khi mà bạn ấy cực kỳ mong muốn có một em gái nữa để chia sẻ với mình, sau khi có haithằng em trai rất chi là nghịch ngợm, nhưng người mẹ lại sinh thêm một em trai, Bộ phim và nhân vật có thật ấy đã truyền cảm hứng rất nhiều đểđưa vào câu chuyện này, một mặtthể hiện được cảm xúc tinh tế của Pia,mặt kháccó thể truyền tải được những phong cảnh rấtđẹp và thơ mộng ở trên vùng cao khi mùa xuân về.”
“Tôi quan niệm viết cho thiếu nhi không chỉ đơn giản là để viết về các em mà viết cho các em vàbao giờ cũng thế có hai tầng, là một câu chuyện cho trẻ con, nhưng tầng sau của nó là những câu chuyện có thể cho những người lớn đọc.” (Nhà văn Thùy Dương - tác giả Ngọn lửa đêm ba mươi) |
“Bài Khúcca xuân trong cuốn sách tôi thấy đượcin rất đẹp. Trình bày rất đẹp.” (Nhà thơ Dương Thuấn)
Một điều không thể không nhắc đến với bộ sách Tết này - thế mạnh của NXB Kim Đồng bấy lâu nay - là những minh họa và thiết kế rất đẹp. Ngay trong tác phẩm Nhâm nhi Tết, biên tập cũng có chủ ý khi đưa bài viết của Trần Thu Hà (du học sinh tại Mỹ chuyên ngành mỹ thuật), giới thiệu với độc giả về kiệt tác tranh sơn mài “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” của đại danh họa Nguyễn Gia Trí. Trần Thu Hà chia sẻ: “Thông qua bài viết này tôi mong muốn giúp thế hệ sau của mình,thế hệ trẻ hơn, tương lai của đất nước có thể hiểu hơn và biết cách cảm thụ nghệ thuật, biết vềcông sức mà người nghệ sĩ bỏ ra như thế nào để thêm trântrọng hơnnềnnghệ thuật nước nhà.”
Mỗi cuốn sáchNhâm nhi tết – Tân Sửu 2021được tặng kèm một tấm thiệp xuân với hình thức pop-up 3D độc đáo - chiếc đèn lồng họa cảnh để treo lên cành đào cành mai. |
Nhâm Nhi Tết – Tân Sửu 2021 được thổi hồn bằng những tranh vẽ minh họa sống động, tươi vui của các họa sĩ chuyên minh họa sách thiếu nhi và các họa sĩ trẻ đang được yêu mến hiện nay: Vũ Xuân Hoàn, Nguyễn Quang Toàn, Xuân Lan, Hoàng Giang, Quỳnh Chu, Bảo Anh, Tạ Lan Hạnh, Lê Huyền Trang, F.Buffy, Khang Lê, Phạm Ngọc Điệp, Thùy Dung, Tú Ngô, Cẩm Anh, Le Rin, Tất Sỹ.
Trong cuốn “Nhâm Nhi Tết – Tân Sửu”, họa sĩ Lê Huyền Trang vẽ minh họa cho truyện “Trâu vàng Hồ Tây” của nhà văn Tô Hoài và “Chiếc bánh trong đáy túi” của nhà văn Mã A Lềnh. Huyền Trang cho biết: “Truyện Trâu vàng HồTâyđưa một số hình ảnh mang tính dân tộc để giới thiệu cho các em nhỏ, còn truyện Chiếc bánh trongđáy túicó thể gợi được một chút không khí mùa xuân của vùng đồng bào dân tộc miền núi.”
Họa sĩ Nguyễn Cẩm Anh chia sẻ về hành trình tìm kiếm thông tin để vẽ minh họa cho bài "Cây nêu ngày Tết và nệp bánh chưng" trong cuốn sách "Nhâm nhi Tết" |
Họa sĩ Nguyễn Cẩm Anh là người vẽ minh họa cho bài “Cây nêu ngày Tết và nệp bánh chưng” của nhà dân tộc học Chu Thái Sơn. Cô chia sẻ, với thế hệ trẻ như cô, dù chỉ để vẽ một cây nêu nhưng phải tìm hiểu rất nhiều, bởi chính trong tuổi thơ của cô cũng như phần lớn thiếu nhi Việt Nam bây giờ, không còn cây nêu ngày Tết: “Em đã phải lên mạng tìm rất nhiều hình ảnh. Và bây giờ còn sót lại những vùng dân tộc, mọi người vẫn còn lưu giữ truyền thống này,và cây nêu bây giờ vẫn rấtđẹp. Trong cuốn sáchlà những gì mà em đã góp nhặt từ ký ức vàhình ảnh có thểtìm được.”
Cuốn “Kể chuyện Tết Nguyên Đán” (lời của nhà văn Nguyễn Trương Quý) là một công trình công phu về cả mặt nội dung và minh họa, với rất nhiều câu chuyện thú vị về sự tích, phong tục ngày Tết khắp mọi miền.
Họa sĩ Nguyễn Kim Duẩn, một gương mặt nổi tiếng trong làng sách với hàng ngàn sách đã minh họa và vẽ bìa, kể về việc vẽ cuốn này: “Đối với tôi đây là một cuốn thực sự rất là khó vì Tết thì có rất nhiều chuyện để kể và bản thân lịch sử cũng như văn hóa rất nhiều. Tôi nghĩ tôi chỉ vẽ được một phần rất nhỏ của tinh thần Tết inh thần Tết nói chunglà một ngày rất đặc biệt đối với mọi người. Vàdù có rất nhiều ngày lễ khác nhau, nhưng ngày Tết thì mọi người thường quên lịch dương và chỉnhớ âm. Tinh thần chung của tôi khi vẽ là Tết là phải vui. Phải vẽ màu sắc, phải thế này thế kia là kỹ thuật, nhưng tôi muốn thể hiện một phần sâu lắng của mỗi một con người khi Tết đến. Và chúng tôi có bàn với nhau vẽ một câu chuyện vàmột câuchuyện mang tính truyền thống nhất,tương đối với số đông một chút, bố có thể mặc comple hoặc mẹ có thể mặc áo dài dù thực tế không phải như vậy.”
“Nhâm nhi Tết”, lật tìm về văn hóa cha ông, để thấy hồn vía dân tộc vẫn sống động, vẫn đang được nâng niu, trao truyền, ghi lại trong những trang sách đẹp của tuổi thần tiên.
Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, nhâm nhi Tết, sách tết, NXB Kim Đồng, họa sĩ Kim Duẩn, Nguyễn Trương Quý, cây nêu ngày Tết
Thể loại: Âm nhạc - Điện ảnh
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5