Nhà văn Nguyễn Trương Quý nói về sự đọc của người Việt
Cập nhật: 26/12/2022
(VOV5) - "Với việc đọc,chúng ta nghĩđơn giản: cần là thói quen từ lúc nhỏ và duy trì suốt đời."
Nhà văn Nguyễn Trương Quý từng làm kiến trúc, viết báo, vẽ tranh trong 20 năm qua, cũng như từng nhiều năm làm biên tập viên. Đồng thời, anh cũng là tác giả của những cuốn sách khảo cứu, tản văn về Hà Nội nổi tiếng. Với sức viết đều đặn và dồi dào, Nguyễn Trương Quý là một cái tên rất quen thuộc trên văn đàn Việt Nam những năm gần đây. Anh chia sẻ với thính giả về việc đọc sách và sự quan tâm đến sách ở Việt Nam.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý - Ảnh: CLB Đọc sách cùng con |
Nhà văn Nguyễn Trương Quý:Dưới góc độ của một người viết quan sát việcđọc của đại chúng, tôi cảm thấy việc đọc sách và quan tâm đến sách ởViệt Nam vẫn ổn định như thế.Trong những trải nghiệm khi đã từng làm biên tập viên của nhà xuất bản, tôi thấy việcđọc trải rộng trên nhiều thể loại khác nhau.
Theo tôisự quan tâm đến sách ở ta,tôi tạm gọilà liên quan đến việc bồi bổ kiến thức,tri thức phổ thông (có thể gồm cả văn chương lẫn sách vềcác lĩnh vực chính trị, kinh tế, đời sống xã hội..), có lẽ chúng ta đang kỳ vọng vào câu chuyện liên quan đến việc cung cấp kiến thức tiên tiến, hiện đại của thế giới đối với thế giới quan của người Việt hiện nay. Mọi người rất quan tâm đến việcđọc cái gì có lợi cho bản thân, cho mục đích tương lai như mục đích "thành người", mục đích cho sự phát triển trí tuệ cũng như hành trang đi vào đời, với người trẻ thêm những kỹ năng làm việc hayphát huy nhữngkỹ năng cá nhân vv..
Đấy là khu vực mà tôi nghĩ người đọc đại chúng tập trung quan tâm nhiều hơn, thậm chícả những sáchlịch sử, sách khảo cứu, sách nói vềViệt Nam thời Đông Dương, thời chiến tranh hoặc quá trình lịch sử xây dựng đất nước. Đó cũng vẫn là cách thức nhìn nhận lại giá trị để khẳng định bản sắc của cộng đồng. Tôi thấy đấy là điểm rõ nhất.
Việc đócó sôi động cũng sẽ nhiều phầndo truyền thông tiếp sức nữa. Doanh số bán sách vẫn duy trì ổn định.Hiện nay,kênh phân phối sách thuận lợi hơn rất nhiều. Đấy là một đặc điểm khác biệt so với cách đây 20- 30 năm. Sự chuyên sâu,nhiều tầng nấc của các thể loại sách cũng khác biệt hơn rất nhiều. Việc đọc sách cũng đòi hỏi nhiều kênh đa dạng hơn. Và các nhà làm sách cũng phải đối diện thách thức là họ hoặc làm sách chuyên khảo về một phần thể loại, chủ đề, đề tài; hoặc là ôm trọn tất cả các lĩnh vực. Điều đấyphụ thuộc vào sức làm việc, sức chạy đường dài của mỗi bên.
CLB Đọc sách cùng con của nhà thơ, nhà giáo dục Nguyễn Thụy Anh đón vị khách đặc biệt - nhà văn Simon Sakkab, tác giả cuốn sách “Palestine từ A đến Z”, trong một buổi Đọc sách thường kỳ - Ảnh: CLB Đọc sách cùng con. |
Trong mấy năm vừa qua, có thể thấy là công cuộc chấn hưng văn hóa đọctại Việt Namđược nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện. Anh có dõi theo và thấy những hoạt động nào đáng chú ý hoặc hấp dẫn hoặc anh tin là sẽ hiệu quả? Và vì sao?
Nhà văn Nguyễn Trương Quý:Vì nhu cầu của việc đọc trở nênchuyên biệt hóa, phục vụ cho mục đích trước mắt rồi mục đích lâu dài, rất nhiều đơn vịđã đứng ra cổ động, tập hợp mọi người đọc sách, lập những nhóm, hội câu lạc bộ đọcsách, các trung tâm độc lập, ngay cả các nhà sách, đơn vị thực hiện sáchnhư nhà xuất bản cũng có những kênh để truyền bá cho việc đọc. Có nhiều mô hình khác nhau, mỗi nơi có một cách, hiệu quảmức độ rất khác.
Có một sốđơn vị, tổ chức dân sựlàm việccổ vũ, khuyến khích văn hóa đọc hết sứchiệu quả. Như CLB Đọc sáchcùng con của tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh, tôi được theo dõi khá gần gũi. Việc đọc ở đây bắt nguồn từ quan điểm mấu chốt là đọc trong gia đình, bố mẹ đọc, ông bà đọc, các con đọc cùng nhau. Khái niệm "đọc sách cùng con" hay ở chỗ,tạo thói quen đọc ngay từ lúc còn nhỏ song song vớiviệc học sinh đọc trêntrường, vìtrong quá trình giáo dục thì nhận thức lúcvào đời rất quan trọng. Việc đọc không thể nào để đến tầm 30 - 40 tuổi mới bắt đầu bập vào đọc được, khi bị chi phối bởi rất nhiều vấn đề như thời gian biểu lao động, nghỉ ngơi, nhu cầu đọc, một số người bị rào cản về tư duy đã bị định hình.
Tủ sách của thầy giáo Vũ Văn Khánh ở Thái Bình nổi tiếng với bộ Truyện Kiều và tủ sách văn học miền nam 1954-1975 |
Một sốhoạt động khác như các nhóm đọcsách, không gian đọcở các địa phương, một số tỉnhthành cũng rất mạnh. Từnhững chương trình lớn như Sách hóanông thôn của anh Nguyễn Quang Thạch, cho đếnnhững không gian đọc nhỏ như ởTháiBình chẳng hạn. Thái Bình tôi biết có mộttủ sách củathầy giáo Vũ Văn Khánh, huyện Hưng Hàcó hẳn bộ sưu tập Truyện Kiều với cácấn bản từ thời cổ nhất cho đếnthời hiện đại. Tình yêu sách của thầy đã lan tỏa rất nhiều những thế hệ học sinh. Tôi đã gặp nhiều bạn trẻ từnglà học sinh của thầy giáo đó, đã lên Hà Nội và các bạn cũngtiếp tục làm những việc rất đáng kể liên quan đếnsách.
Kể những ví dụ đó, tôi nghĩ quan trọng nhất ởtâm huyết của người đứng ra làm. Từphụ huynhđến trẻ em,học sinh khi đã nhận thấy được hình mẫu qua đó, thì thườngmô hình khuyến đọc rất thành công. Còn nếu đơn thuần mượnnhững chương trình quảng bá rầm rộ có tính chất khoa trương, thì khó có đủnguồn lực lâu dài để chạy, nếukhông có người chuyên trách. Với việc đọc,chúng ta nghĩđơn giản: cần là thói quen từ lúc nhỏ và duy trì suốt đời.
Vẫn còn rất nhiều chuyện phải làm để hình thành một xã hội tôn vinh văn hóa đọc. Nhưng làm thế nào để sự khơi nguồn thực sự thấm sâu chứ không chỉ là phong trào?
Nhà văn Nguyễn Trương Quý: Như trênđã nói, việc đọc phải bắt nguồn từ lúc tuổi còn thơ,lúcmới vào đời cómột thói quen đọc. Và trẻ nhỏ thấy xung quanh cũng có môi trường đọc, mọi người đều đọc thìcác em, các cháu mới có động lực và cảm hứngvới việcđọc. Sẽ rấtkhó cho một bạn nhỏ thích đọc màxung quanh không có các thiết chế như thư viện,tủ sách, không có nơichia sẻ với nhau, đọc một cuốn sách không biết trao đổi với ai.
Trong thời buổi cạnh tranh dữ dội bởi cácmạng xã hội, các tiện ích công nghệngắn hạn - các sản phẩm nghe nhìn rất ngắn, trong khi thời gian ngồi đọc cuốn sách đòi hỏi lâu dài; thì việc đọc, tôn vinh văn hóađọcphải có một sự hiệpđồng rấtsâu rộng, từchủ trương của Nhà nước, đến sự quan tâm của xã hội. Rõ ràng nhữngcá nhân hay nhữngcộng đồng nhỏ lẻ không thể nào làm được hết được.
Điều này cònliên quan đến các chương trình tiếp thị sách cũng như việc giáo dục, dạy học trong nhà trường.
Câu chuyện này tôi nhớ diễn ra cách đây vài năm. Hội sách lớnnhất thế giới Franfrurkmỗi nămlàm một chương trình chủ điểm của một quốc gia. Năm đótôiđi dự hội sách, chủ điểm là nước Indonesia. Tôiđược biết,để được chọn làm chủ điểm của Hội sách lớn nhất thế giới đó,Chính phủ Indonesia đã tiến hành một chiến dịch dịch 500 cuốn sách ra tiếng Anh và nhiều ngoại ngữ khác. Họlàm chiến dịch đó trong nhiều năm để đến năm đó ra mắt đầyấn tượng.
Việctiếpthị văn hóa đọc cũng cầnnhiều hướng khác nhau, cảbên ngoài, bên trong. Việc đọc thật sự phải có những người truyền cảm hứng, nhữngngười đọc "cấp cao" có khả năng ảnh hưởng đến những người đọc còn lại. Bạn đọcsẽ biết đượcnhữngthẩm định đó giá trị và họ sẽ tìm đọc theo. Bởi một người tự đi chọn sẽ rất khó. Chúng ta biết làtrên thế giới có danh sách đọc bình chọn của các báo, như New York Times,.. hay như cách của Oprah Winfreythông qua chương trình truyền hình nổi tiếng của mình ở Mỹ - các cuốnsách được Oprah Winfreychọn và giới thiệu rấtgây ảnh hưởng đến xã hội. Bên cạnh đó còn có hàng loạt các giải thưởng uy tín về sách, mà nói chung tác phẩm dự giải thưởngthường cócơ hội để gây ấn tượng về mặt quảng bácho với người đọc.
Fanpage của Công ty cổ phần văn hóa truyền thông Nhã Nam với 966.000 thành viên, là một trong trang giới thiệu sách hiệu quả nhất trong số các đơn vị xuất bản sách tại Việt Nam hiện nay, group Nhã Nam Reading Club có 177,000 thành viên tham gia tích cực, có những chỉ dẫn tin cậy về sách hay, sách dở cũng như sự hài lòng hay không của độc giả. - Ảnh: Một hoạt động của Nhã Nam trong dịch covid-19 thu hút hàng triệu lượt độc giả tham gia |
Ở trong nước,rõ ràng là cácchiến dịch đọc phải được sựủng hộ từcác đơn vị nhà nước cho đến các đơn vị sản xuất sách. Chúng ta biết sách là thể loại mà lợi nhuận thực ra khôngnhiều trong thời buổi này. Vì thế cũng phải mong đợi có những nhà đầu tưviệc xuất bản sách hoặc giới thiệu sách cho quần chúng, để nâng tầm tri thứccủa xã hội. Và theo quan sát,người Việt nói chung bây giờ đọc sách để bồi bổ kiến thức thì những sựđầu tư đó rất quan trọng.
Việc giáo dục cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa đọc. Tham gia giảng dạy ở cấp đại học về ngành truyền thông văn hóa, sáng tác văn học, tôi thấy rằngviệc đọc ởcấp phổ thông rất quan trọng. Sách giáo khoa trong nhà trường chúng ta nặng về cơ chế tạo ra văn bản, bỏ nhẹ dần việc cảm thụ tác phẩm.Nhiều bạn trẻ những dữ liệu văn hóa, văn họcgần như vắng bóng.Khitôi nhắc đến các tác phẩm mà mình nghĩ rằng cấpphổ thông cơ bản mà người học về văn hóa,văn học phải biết, chưa nói đến là đại chúng, thì nhiều bạnkhông biết,không nhớ. Tôi hỏi đến Xuân Diệu các emt biếtmỗi bài Vội vàng,không biết Đây mùa thu tới, không biết Chiều, hay những bài khác. HoặcHuy Cận, bài Ngậm ngùi các em không biết. Hoặc bài Tiếngthu của Lưu Trọng Lưcác em cũng không biết. Tôi đã hơi bị sốc vì quá nhiều tác phẩm văn học phảiliên văn bản với nhau mà chỉ học bài nào biết bài đấy thì sựđọc không có tác dụnggì cả.
Đọc ởđây nghĩa là phải tạo ra một hệ thống sơ đồtư duy, các văn bản hô ứngvới nhau tạo thành một ngữ liệu,bồi đắp nên một khônggian văn hóa. Nếu không có sự liên thông văn bản,việc đọc sẽ bị lệch, chỉ được một vài nhát và sau đó sẽ quên đi. Những dữ liệu cứ thiếu và đứt đoạn như thế nên việc chúng ta truyền tải việc đọc và không gian đọc rất khó.
Trong cách giáo dục của chúng ta nặng về trả bài, nặng về khung lý thuyết quá nhiều,trong khi đó việc mở rộng biên độ cảm thụ cũng như tôn trọng cảm xúc riêng tư cá nhân lại hơiyếu. Trẻ em khilo lắng bị lệch tủhoặc làm không đúng văn mẫu, không đúng đáp án, sẽ sinh ra bệnh chán đọc, khi đọc không ích gì và nếu lạiphát huy tính riêng tư, cái tôi còn bị ảnh hưởng vìlệch tủ,không đúng đáp án. Điều ấy phải đượccởi mở. Việc đọc vớicác cấp lớp dưới phải được thấy là thú vui, làtrải nghiệm,có tính chất phát huy được cái nhìn đa chiều đối với tác phẩm, chứ không chỉ có vài cách nhìn rấtáp đặt từ sách giáo khoa. Chúng ta có một thế hệ hơivắng bóng dữ liệu văn hóa. Nhưngchi bằng chúng ta cũng phải tiến hành dần dầnmở rộng cách tiếp cận với văn bản học. Như vậy việc đọc mới thực sự thấm sâu thành văn hóa, mới bền vững.Nguyễn Trương Quýsinh năm 1977 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội, Cao học Truyền thông (University of Stirling, UK). Hiện đang viết và vẽ tự do, là giảng viên thỉnh giảng của trường Đại học Văn hóa; trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2019 cho Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca
Các sách đã xuất bản: Tự nhiên người Hà Nội (2004); Ăn phở rất khó thấy ngon (2008); Hà Nội là Hà Nội (2010); Xe máy tiếu ngạo (2011); Còn ai hát về Hà Nội (2013); Dưới cột đèn rót một ấm trà (2013); Mỗi góc phố một người đang sống (2015); Ăn quà xuyên Việt & Lê la quà vặt (cùng Đặng Hồng Quân, 2017); Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca (2018); Kể chuyện Tết Nguyên đán (cùng Kim Duẩn, 2019); Hà Nội bảo thế là thường (2020); Triệu dấu chân qua những cửa ô (2022); Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc (2022)...
Từ khóa:
Thể loại: Âm nhạc - Điện ảnh
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5