Nhà văn Lê Minh Hà: Viết về Ăn là viết về một lề lối Nghĩ và Sống của những người Việt như mình
Cập nhật: 17/02/2021
(VOV5) - "Ăn nghĩ cho cùng thì nó chỉ là lối sống, nó là một cách sống. Nó chỉ là, nhưng có lẽ đấy lại là hạt nhân của văn hóa ở bất kỳ đâu, ở bất kể một tộc người nào."
"Không có những đống lá vàng đã mỏi mệt ngả màu thù lù ở các góc phố chờ máy xúc đi cho đôi ba hôm nữa tuyết lấy chỗ hoan hỉ phơi mình trinh bạch thì chiều thu muộn ẩm sương này hệt một chiều đông tháng chạp quê nhà. Người đi xa lầm thầm tự tương tác với mình: "Thế mà sắp tết“.
Là nói tết ta, tết sang xuân chứ không phải tết tây xứ này, chán chê rồi tới cuối tháng ba mới biết thế nào là xuân mới.”
Đấy là những lời nhà văn Lê Minh Hà, người Việt ở Đức viết trong câu chuyện Thế mà sắp Tết đăng trên tờ Tuổi trẻ số Xuân. Bạn đọc vừa mừng vui đón tin Lê Minh Hà thông báo rằng một cuốn sách mới của chị đã xong và sắp ra mắt, thì bẵng đi, bạn bè thân hữu gần xa mới giật mình biết tin chị đã vừa vượt qua cơn bệnh do "Cô-Vi" chạm tới.
Nhân đầu xuân mới, nhà văn Lê Minh Hà trò chuyện với phóng viên VOV5, câu chuyện về cái Tết, hương vị quê nhà và tác phẩm mới của mình.
Nhà văn Lê Minh Hà trong một lần về Hà Nội - Ảnh: fb nhân vật |
Nhà văn Lê Minh Hà: Hậu quả của Corona virus đối với tôi sau khi bị nhiễm có lẽ nó không nặng nề quá mức giống như nhiều người, mặc dù tôi đã chuẩn bị tinh thần là nặng nhất do những điều kiện thể chất riêng.Và bây giờ còn lại là gì? Là vị giác và khứu giác vẫn chưa thực sự được phục hồi.
Thế nhưng theo tôi thì vị giác, khứu giác rồi kể cả thị giác đi chăng nữa vẫn chưa phải là điều kiện và đủ để mà thưởng thức một món ngon hay là một bữa ăn ngon. Cụ Tản Đà cũngnói rồi, để có thể biết thế nào là ngon thì nhiều lắm, người ăn với mình cũng phải là người ngon nữa cơ. Nếu như thế thì có màbàn cả ngày không hết.
Tôi thì chỉ thấy thế này, trong những điều kiện bình thường thì nhiều khi một vòm cây trên đầu vào một ngày nắng, một mùi hương dâu da xoan vào tháng babao bọc lấy mình lúc mình đang ngồi bên một gánh hàng rong ăn sáng. Thế là ngon. Hoặc có lẽ cáitấm lòng biết ơn,không phải vị thức ăn màtấm lòng biết ơn cũng là một trong những điều kiện để người ta biết thế nào là ngon.
Mới đây trên trang Hà Nội tri túc (mà rất đông đảo người Hà Nội cũ và mới cùng tham d), tôi có gửi vào đó một bài là Đặc sản thời yêu (thời yêu là cái thời tuổi trẻ của chúng tôi, đặc sản không phải đặcsản yêu mà là đặc sản ăn). thì tôi lại nói tới những món không hề Hà Nội. Ví dụ như món cháocóc của người Khmer.
Và tôi có viết như là một câu kết thúc của bài đó là,cái vẻ nhẫn nhịn, bình thản đi qua những ngày rất là gieo neo, những ngày mà một miếng ăn ngon và cũng có thể là bao nhiêu triền ký ức của những người có quen và không quen, đối với tôi nó cũng là một trong những điều kiện để hôm nay khi ăn, nhiều khi không phải vì đói, cũng chẳng phải vì thèm, mà chỉ vì thích thôi, cảm thấy thế là Ngon.
PV: Dù covid, thì cũng không thể làm mất được vẻ đẹp, vị ngon trong những bàn tay nấu ăn sành điệu. Bằng chứng là, những dòng viết trên facebook của chị, vẫn tả về những món ăn Việt ngon tới mức như người ta đang được trực tiếp thưởng thức nó. Chị thường chuẩn bị những gì cho gia đình vào những ngày Tết Việt trên đất Đức?
Nhà văn Lê Minh Hà:Hôm trước cũng lại trên facebook tôi có "quăng" lên một đoạn rút từ trong bài viết về cỗ tất niên. Đoạn này liên quan đến món măng lưỡi lợn. Hôm nay thì mộtcôđồng hươngnhàgần thông báo qua Facebook là: Chị ơi em mua được măng rồi. Vậy là có cơ "ăn chạc" côhàng xóm!
Còn gì ngoài món măng cho Tết này? Cũng như mọi lần thôi, tôi kiểu gì cũng phải đặt bánh chưng,lần này đặt ít thôi (bởi vì biết chắc chắn là sẽ rất nhiều người cho), để cúngông bà ông vải. Con tôi lại chỉ ưa những món rất Việt Nam nhưng lại phải là những món rất giản dị, rất bình dị ví dụ nhưcơm nguội ăn với muối vừng, bánh cuốn, khoai sọ luộc chấm tí đường... đại loại thế!
Những cái mình nấu cầu kỳ và ngon lành, ví dụ như mẹrất thích món bóng và chân tẩy nhưng con sợ chết khiếp, ngheđấy là dalợn đã hoảng rồi, do đó cũng không bày vẽ. Nên cái gọi là ngày Tết chắc sẽ dừng lại ở chỗ này:Con lớn con bé cùng bố mẹ đi ra đường, rồiphải xông nhà. Thường tôi hay cho thằng bé (ngày trước gọi là thằng Cục mỡ,vì nó cũng mũm mĩmmột chút, bây giờ nó lại giống thằng anh nó là Cục xương rồi), xưa ưutiên nólà trẻ con bé nhất nhà vào xông nhà, chẳng chọn hướng cũng chẳng chọn tuổi, cứ ai tươi tỉnh nhất tôi cho xông nhà trước.
Những món đồ mà một gia đình Việt ở Wernigerode (CHLB Đức) chuẩn bị cho mâm cỗ Tết Tân Sửu - Ảnh: Lê Quang Vinh. |
PV: Những trang viết rất hay về món ăn đó, chị có đưa vào cuốn sách mới chứ, cuốn sách nghe nói đã nên hình và dự kiến xuất bản rồi? Bạn đọc sẽ được thưởng thức những gì từ tác phẩm mới này của Lê Minh Hà?
Từ khóa:
Thể loại: Âm nhạc - Điện ảnh
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5