Nhà báo đấu tranh với vấn nạn tin giả trên mạng xã hội
Cập nhật: 05/10/2019
Cộng đồng bà con gốc Việt tại Campuchia chung tay đoàn kết và cùng phát triển
Ông Trump thúc đẩy chấm dứt xung đột ở Ukraine: Nga chấp nhận điều khoản nào?
VOV.VN - Người làm báo phải tỉnh táo trước tin giả trên mạng xã hội, dập tắt những luồng thông tin "xấu độc", tận dụng mạng xã hội phục vụ báo chí.
Đó là quan điểm được các nhà báo đến từ nhiều cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đưa ra bàn luận trong Hội thảo "Báo chí với mạng xã hội" diễn ra tại Quảng Ninh hôm nay (4/10).
Hội thảo Báo chí với Mạng xã hội có sự tham gia của hơn 100 nhà báo đến từ các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, đại diện các ngành chức năng. |
Các nhà báo dự hội thảo đều cho rằng, trong bối cảnh mạng xã hội đã trở thành tất yếu trong cuộc sống với lợi thế thông tin nhanh, rộng rãi và thu hút số người dùng đông đảo, báo chí hiện đại phải vừa cạnh tranh, vừa tương tác, bổ túc thông tin từ mạng xã hội và ngược lại. Tuy nhiên, chính ảnh hưởng lớn của mạng xã hội tới đời sống đã biến không gian mạng trở thành "cái nôi" của tin giả (fake news) mang tính giật gân, thậm chí là thông tin xấu độc gây hoang mang dư luận. Nhà báo Đỗ Đức Hoàng, Phó Trưởng ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam thừa nhận, đáng lo ngại là hiện có không ít người làm báo đang bị mạng xã hội dẫn dắt mà mất đi định hướng ban đầu.
Còn Nhà báo Hoàng Nhật, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) cho rằng: “Hiện nay có rất nhiều trang thiết kế y như những trang báo chính thống, và thậm chí lấy tên miền na ná như thế, khiến công chúng nhầm tưởng. Rõ ràng điều đó đã làm xói mòn niềm tin của công chúng, tin giả gây hoang mang dư luận, tạo ra những nguồn năng lượng xấu, thậm chí đã từng kích động bạo loạn, nhiều cuộc tụ tập đông người, gây bất ổn xã hội”.
Từ kinh nghiệm thực tế khi sử dụng mạng xã hội, các nhà báo đã chia sẻ kỹ năng để tìm tòi, khai thác tốt những thông tin hay, hữu ích từ mạng xã hội. Đồng thời lưu ý, người làm báo cần tỉnh táo kiểm chứng, thẩm định, cao hơn nữa là bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần loại bỏ những thông tin giả mạo trên môi trường mạng. Các cơ quan báo chí lớn, như Đài Tiếng nói Việt Nam hiện đã ban hành các quy định rõ ràng, chi tiết đối với các cán bộ, phóng viên khi sử dụng mạng xã hội.
Từ đó, báo chí cần biết cách sử dụng nền tảng mạng xã hội để tăng số người đọc, tối ưu hóa nguồn thu, giúp nhà báo tương tác tốt hơn với độc giả và nối dài tầm ảnh hưởng của báo chí chính thống. Cùng với đó, Hội nhà báo và các cơ quan quản lý báo chí cũng cần phát huy nhiều hơn vai trò trong việc giáo dục văn hóa truyền thống, nâng cao ý thức về quyền và trách nhiệm của người làm báo, có biện pháp xử lý các nhà báo vi phạm khi sử dụng mạng xã hội không đúng mục đích./.
Từ khóa: nhà báo, nạn tin giả, mạng xã hội
Thể loại: Tin tức sự kiện
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN