Người dân phản đối giá đất đền bù tại Dự án khu đô thị số 1 Sơn La
Cập nhật: 31/10/2019
VOV.VN - Người dân cho rằng giá đất thu hồi cho dự án kinh tế cần phải dựa theo giá thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như doanh nghiệp.
Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi nằm trong Dự án Khu đô thị số 1, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn Labức xúcvề việc chính quyền TP Sơn La liên tục ra các văn bản thu hồi đất kiểm đếm, giải phóng mặt bằng để giao cho doanh nghiệp xây dựng khu đô thị, tổ chức phân lô, bán nền kết hợp trung tâm thương mại khi chưa có sự đồng thuận của bà con.
Qua đối thoại người dân cho rằng, với dự án kinh tế thì phải là cơ chế thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người bị thu hồi đất, giá đất thu hồi cần phải dựa theo giá thị trường theo điều 73, Luật Đất đai 2013, nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như quyền lợi của doanh nghiệp.
Theo phản ánh của các hộ dân, diện tích đất bị UBND thành phố Sơn La ra các văn bản, thông báo thu hồi đất tại bản Sẳng và bản Noong La, phường Chiềng Sinh, với diện tích 9,67 ha. Diện tích này đã được quy hoạch để xây dựng khu đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh và kinh doanh bất động sản do Công ty CP Xây dựng Teel Việt Nam có địa chỉ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội làm chủ đầu tư.
Phạm vi ảnh hưởng của dự án Khu đô thị số 1 là khoảng 320 hộ gia đình. Nguyện vọng của người dân là chủ đầu tưđối thoại, thỏa thuậnvề giá bồi thường đất. |
Tổng mức đầu tư của dự án vào khoảng 262 tỷ đồng. Tổng doanh thu của dự án khoảng hơn 381 tỷ đồng. Số tiền dự kiến nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 35 tỷ đồng. Dự án có hơn 300 hộ dân bị ảnh hưởng, phần lớn là người không có công ăn việc làm, nhiều hộ bám đất mặt đường Quốc lộ 6 để kinh doanh kiếm sống.
Bà Phạm Thị Sơn ở bản Sẳng có hơn 100 m2 đất cho biết, do vợ chồng con gái là chị Bùi Thị Hồng đã tốt nghiệp Đại học nhưng không có việc làm, nên bà Sơn mua mảnh đất nằm trên trục Quốc lộ 6, gần với bệnh viện 500 giường để cùng con bán hàng, sinh sống. Tuy đất chưa tách bìa từ chủ cũ, nhưng đã xây nhà kiên cố. Khi xây dựng công trình không có bất cứ sự ngăn chặn quyết liệt nào từ phía chính quyền địa phương.
Bà Sơn cho hay, trước đây gia đình đã bị thu hồi 1.200 m2 đất phục vụ xây dựng trụ sở Công an tỉnh tại phường Chiềng Sinh. Do đây là công trình phục vụ lợi ích của Nhà nước nên gia đình chấp thuận, với giá cả đền bù theo quy định dù thấp. Đối với việc thu hồi đất lần này, gia đình bà chưa đồng thuận với mức đền bù mà TP Sơn La đang áp giá, vì đây là dự án thương mại, kinh doanh bất động sản.
“Tại sao doanh nghiệp chủ đầu tư thực hiện dự án kinh doanh đất theo giá thị trường cao ngất ngưởng, còn người dân phải nhường đất với mức giá thấp hơn rất nhiều? Tại sao dự án cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh, nhưng doanh nghiệp không thỏa thuận với người dân? Dự án thực chất đang làm lợi cho ai?”, nhiều ngày nay bà Sơn mất ăn mất ngủ và luôn đau đáu những câu hỏi này.
Cũng nằm trên mặt đường Quốc lộ 6, gia đình ông Phạm Văn Thành có 2 mảnh đất mua lại đã có sổ đỏ, với diện tích 300 m2, trong đó có 100 m2 đất thổ cư. Từ huyện Sông Mã chuyển ra được 2 năm nay, ông bà cũng đã xây cất được ngôi nhà kiên cố, hàng ngày bán hàng để có đồng ra đồng vào trang trải sinh hoạt. “Dự án nếu triển khai cần phải có sự đồng thuận của dân, cần để các hộ dân có đất mặt đường được tái định cư tại chỗ ổn định cuộc sống lâu dài”, ông Thành bày tỏ nguyện vọng.
Đối với nguyện vọng của người dân về việc đối thoại, thỏa thuận với chủ đầu tư về giá bồi thường đất làm dự án cần được đáp ứng vì mục tiêu, công năng của dự án này là xây dựng khu đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh và kinh doanh bất động sản. Với dự án kinh tế thì phải là cơ chế thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người bị thu hồi đất, giá đất thu hồi cần phải dựa theo giá thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như quyền lợi của doanh nghiệp.
Anh Lò Văn Độ ở bản Sẳng bức xúc, việc chấp hành chủ trương phát triển kinh tế địa phương các hộ dân hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, việc thu hồi đất các hộ dân đang sinh sống để giao cho doanh nghiệp xây dựng dự án rồi phân lô, bán nền nên các cơ quan chức năng địa phương cần xem xét sự việc thật thấu đáo.
“Việc bồi thường đất, hỗ trợ tái định cư phải hợp lý. Đó là phải xem xét đến yếu tố giá cả thị trường, tình hình thực tiễn tại địa phương, những khó khăn của người dân khi mất đất”, anh Độ nêu ý kiến.
Gia đình anh Lò Văn Độ đang kinh doanh ổn định tại bản Sẳng. |
Trong những năm gần đây, TP Sơn La đã và đang triển khai nhiều dự án phát triển đô thị, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, theo các tiêu chuẩn đô thị loại II. Tuy nhiên, thực tế giá đất là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của các dự án thu hồi đất, bởi gây cho người dân nhiều bức xúc. Đặc biệt là khi tiền bồi thường cho bà con không tương xứng với giá trị tài sản bị mất đi, tiền bồi thường không đủ để mua được một mảnh đất tương đương.
Do đó, đối với những dự án sắp được triển khai, không thuộccác dự án Quốc gia, công cộng, dự án bằng vốn ODA ... thì việc đền bù giải phóng mặt bằngdoanh nghiệp cần thỏa thuận với người dân về giá đền bù đấttheo điều 73, Luật đất đai 2013,dựa trên giá thị trường để tính giá thu hồi mới thỏa đáng.Chỉ có như thế mới đảm bảo được quyền lợi của người dân bị thu hồi đất, hạn chế đơn thư khiếu kiện kéo dài về đất đai, doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư, kinh doanh trên địa bàn./.
TP HCM mắc nhiều sai phạm khi thu hồi đất làm khu công nghệ cao
Từ khóa: thu hồi đất, đền bù đất dự án, giá đất đền bù, thỏa thuận, khu đô thị số 1 sơn la
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN