Ngoài Tết Dương lịch, các nước trên thế giới đón năm mới như thế nào?
Cập nhật: 24/01/2020
Giảm chi phí sản xuất nông nghiệp (24/11/2024)
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông (23/11/2024)
VOV.VN-Không phải nước nào cũng đón năm mới ngày 1/1 Dương lịch mà còn nhiều nước khác đón Tết cổ truyền theo phong tục của họ vào các dịp khác nhau trong năm.
Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều tổ chức mừng năm mới ngày 1/1/2020 theo lịch Gregorian hay Dương lịch.
Vào dịp này, mọi người thường tụ tập bên gia đình và bạn bè để đón mừng năm mới với mong ước về những điều tốt đẹp.
Songkran là Tết cổ truyền của Thái Lan diễn ra ngày 13/4/2020 và kéo dài đến ngày 15/4/2020. Các món ăn dịp năm mới ở Thái Lan rất phong phú nhưng những món ăn phổ biến nhất là khao chae (cơm ngâm trong nước ăn kèm với một số món khác), thịt gà với cà ri xanh, krayasat (món tráng miệng làm từ đậu phộng, mía, gạo nếp, dầu mè và dừa), pad Thái, khanom tom (bột nếp được trộn với đường, bột dừa và các nguyên liệu khác, sau đó viên lại), kanom krok (bánh dừa nướng).
Theo truyền thống, những người trẻ tuổi sẽ đến thăm những người lớn tuổi hơn trong gia đình và thực hiện một nghi lễ là rửa tay và rửa chân cho những người lớn tuổi như một biểu hiện của sự tôn kính. Các gia đình cũng ghé thăm những đền chùa để tỏ lòng tôn kính và tặng các nhà sư đồ ăn.
Vào dịp Muharram, hầu hết mọi người đều đến cầu nguyện tại các nhà thờ Hồi giáo và dành thời gian bên gia đình.
Trong dịp Tết Hồi giáo này, mọi người sẽ uống nước và ăn chay với đồ ăn gồm các loại hạt, quả chà là và sữa chua.
Lễ đón năm mới của người Do Thái có tên là Rosh Hashanah và bắt đầu vào tối 18/9/2020. Rosh Hashanah được tổ chức vào ngày đầu tiên và ngày thứ 2 theo lịch mặt trăng Tishrei của người Do Thái.
Còn được gọi là "lễ hội ánh sáng", trong những ngày này, mọi người thường sử dụng đèn và nến để thắp sáng căn nhà của mình.
Từ khóa: Tết Âm lịch, đón năm mới, Tết Hồi giáo, lễ hội ánh sáng Diwali, Tết của người Do Thái
Thể loại: Đời sống
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN