VOV.VN - Tỉnh Cà Mau có đường bờ biển dài khoảng 254 km. Cua đá sinh sống ven biển, người dân địa phương đã dùng lợp (dụng cụ đánh bắt) để bẫy, bắt cua đá kiếm thêm thu nhập.
Cua đá sinh sống tự nhiên nhiều ven bờ biển Cà Mau. Chúng có kích thước nhỏ, con trưởng thành chỉ từ 200 gram trở lại
Điểm khác biệt cơ bản giữa cua đá với loại “cua Cà Mau” nổi tiếng gần xa là chúng có màu xám đen hoặc hơi tím, trên thân có nhiều lông
Người dân vùng ven biển Cà Mau thường dùng lợp để đặt bắt cua đá
Tại vùng ven biển xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, có nhiều hộ dân hành nghề đặt lợp bắt cua đá
Cua đá sống trong các hốc cây, hốc đá hoặc trong hang ven bờ biển
Từ khi cơ quan chức năng làm những kè đá để chống sạt lở bờ biển thì nơi đây trở thành điểm trú ngụ thích hợp với cua đá
Người dân địa phương cũng đặt lợp bắt chúng ven theo những kè biển này
Bà con dùng cá biển - thức ăn cua đá ưa thích đặt vào giữa lợp để bẫy cua
Ông Phan Văn Sồi ở xã Khánh Bình Tây đã có hơn 5 năm gắn bó với nghề cho biết, lợp cần được đặt sát mặt đất dưới biển cua đá mới bò vào ăn
Để giải quyết vấn đề này những người thợ nghề cột một hòn đá hoặc cục gạch bên dưới để giữ lợp và cố định không bị sóng biển đưa ra xa khỏi kè
Vợ chồng ông Sồi mỗi ngày đặt 100 cái lợp và có thể kiếm được khoảng 5 – 7 kg cua đá
Giá cua đá đang giao động từ 80.000 – 100.000 đồng/kg
Nguồn lợi cua đá ở Cà Mau còn khá dồi dào nên có nhiều hộ dân ven biển chuyên làm nghề đặt lợm cua kiếm sống.
Từ khóa: cà mau, nghề bắt cua ở cà mau, cà mau, nghề bắt cua, cua đá, cua đá cà mau, nghề đặt lợp bắt cua đá ở cà mau