Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu từ 38- 39 tỷ USD năm 2021
Cập nhật: 29/12/2020
Giá vàng hôm nay 18/1: Giá vàng SJC giảm 400.000 đồng/lượng
Cam tiến Vua rụng bất thường, nhiều chủ vườn lo thất thu dịp Tết
(VOV5) - Dự báo của thế giới phải đến quý II/2022 và chậm nhất là quý IV/2023 thì thị trường dệt may mới có thể phục hồi nguồn cầu như năm 2019.
Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra sáng 29/12, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam Lê Tiến Trường khẳng định năm 2021, ngành đặt mục tiêu xuất khẩu đạt từ 38- 39 tỷ USD.
Ông Trường cho biết, dự báo của thế giới phải đến quý II/2022 và chậm nhất là quý IV/2023 thì thị trường dệt may mới có thể phục hồi nguồn cầu như năm 2019.
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội - một đơn vị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN |
Vì vậy, năm 2021 vẫn còn là năm thị trường tiếp tục khó khăn, bất định, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dệt May đặt kế hoạch đạt kim ngạch xuất khẩu tương đương 2019; tốc độ nhanh hơn thị trường chung toàn cầu từ 9 tháng đến 2 năm.
Để đạt mục tiêu này, Ngành dệt may xác định hai tài sản quan trọng nhất phải quyết tâm là lực lượng lao động lành nghề và vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu với mục tiêu phải đủ năng lực phục hồi ngay khi thị trường trở lại.
Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, lao động lành nghề, chuỗi cung ứng toàn cầu, Tập đoàn Dệt may, thách thức năm 2021, Lê Tiến Trường
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5