Ngăn chặn bạo lực học đường - Cần sự phối hợp từ nhiều phía
Cập nhật: 02/12/2021
Công an thành phố Thủ Đức khởi tố nhiều đối tượng gây rối trật tự công cộng
Nghệ An: Phá đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không
[VOV2] - Liên tiếp các vụ bạo lực học đường được chia sẻ trên mạng xã hội khiến dư luận không khỏi bức xúc. Đã đến lúc xã hội cần phải quan tâm chung tay thực hiện các giải pháp nhằm xoá bỏ các hành vi bạo lực trong môi trường học đường.
Hiện nay, bạo lực học đường ngày càng phức tạp, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Nhìn từ góc độ gia đình, bạo lực học đường dễ xảy ra ở những học sinh thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ và người thân. Bên cạnh đó, nhiều em có xu hướng thoát ra khỏi những quy tắc của người lớn, gia đình và nhà trường để thể hiện cá tính bản thân. Hiện nhiều gia đình chỉ chú trọng đến kết quả học tập mà không chú ý các con nghĩ gì hay cách xử sự của con với bạn bè. Theo ông Bùi Văn Linh – Bộ GD và ĐT, để giáo dục con cái quan trọng nhất vẫn là gia đình. Cha mẹ cần dành thời gian bên cạnh con nhiều hơn để nắm bắt những thay đổi, những suy nghĩ của các con.
Ngoài gia đình, nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi bạo lực học đường. Nhà trường cần tăng cường, đổi mới hình thức và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên; tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần tạo môi trường học tập và rèn luyện lành mạnh, mỗi thầy cô giáo phải thực sự nhân văn, có tình yêu thương và có sự thấu cảm đối với học sinh. Đó cũng chính là những tấm gương về đạo đức, giúp học sinh hướng thiện trở thành người tốt. Thầy Đào Trọng Kiên - giáo viên Trường THPT Ngô Quyền, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Đó là sự thay đổi về mặt tâm sinh lý của học sinh và sự phát triển của các phương tiện truyền thông. Ở các vùng thành thị, nhiều học sinh khối THCS đã có điện thoại thông minh để liên lạc với gia đình, bạn bè, đồng thời vào mạng xã hội... điều này khiến học sinh khó có thể phân biệt được thế nào là chuẩn mực. Em Nguyễn Ngọc Hưng - học sinh lớp 10A3 Trường THPT Ngô Quyền, thành phố Hạ Long, cho rằng nhà trường cần có những biện pháp kỷ luật, răn đe mạnh hơn để học sinh có những nhận thức rõ ràng hạn chế tối đa hành vi bạo lực.
Hiện nay, nhiều trường vẫn đang chú trọng vào giáo dục tri thức nhiều hơn là giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong khi các em đang chịu ảnh hưởng của mặt trái internet, game online…Để giảm thiểu bạo lực học đường, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương nhằm hướng các em tới các hoạt động lành mạnh, phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý của lứa tuổi.
Từ khóa: bạo lực học đường, ngăn chặn, môi trường học đường, nhà trường, gia đình, học sinh
Thể loại: Giáo dục
Tác giả:
Nguồn tin: VOV2